Chuyện cảm động về Tổ đình nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch

Chùa Từ Hiếu ở tỉnh TT-Huế là nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch. Nơi đây gắn liền với câu chuyện cảm động về đạo hiếu của Tổ sư Nhất Định và mẹ.

Vào rạng sáng ngày 22/1, Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại chùa Từ Hiếu thuộc phường Thủy Xuân, TP Huế, tỉnh TT-Huế. Ảnh: Vietnamnet.

Vào rạng sáng ngày 22/1, Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại chùa Từ Hiếu thuộc phường Thủy Xuân, TP Huế, tỉnh TT-Huế. Ảnh: Vietnamnet.

Trước khi viên tịch, Thiền sư Thích Nhất Hạnh sống những năm cuối đời tại Tổ đình Từ Hiếu, nơi ngài xuất gia tu học. Ông cho biết tâm niệm tịnh dưỡng ở ngôi chùa này đến khi viên tịch. Ảnh: Dân Trí.

Trước khi viên tịch, Thiền sư Thích Nhất Hạnh sống những năm cuối đời tại Tổ đình Từ Hiếu, nơi ngài xuất gia tu học. Ông cho biết tâm niệm tịnh dưỡng ở ngôi chùa này đến khi viên tịch. Ảnh: Dân Trí.

Ngược dòng lịch sử, vào thuở sơ khai, chùa Từ Hiếu nổi tiếng Việt Nam là một Thảo Am có tên gọi là am Âm Dưỡng. Nơi đây do Tổ sư Nhất Định lập nên. Ngài Nhất Định nguyên là tăng cang của chùa Giác Hoàng trong cung. Về sau Tổ sư Nhất Định cáo lão về quê để chăm sóc mẹ và tu hành thanh tịnh tại đây. Ảnh: Tiền Phong.

Ngược dòng lịch sử, vào thuở sơ khai, chùa Từ Hiếu nổi tiếng Việt Nam là một Thảo Am có tên gọi là am Âm Dưỡng. Nơi đây do Tổ sư Nhất Định lập nên. Ngài Nhất Định nguyên là tăng cang của chùa Giác Hoàng trong cung. Về sau Tổ sư Nhất Định cáo lão về quê để chăm sóc mẹ và tu hành thanh tịnh tại đây. Ảnh: Tiền Phong.

Vào thời điểm bấy giờ, dân gian lưu truyền câu chuyện không hay về Tổ sư Nhất Định. Ông được đồn đại là người nhà Phật nhưng thường đi chợ mua cá thịt. Ảnh: VTC News.

Vào thời điểm bấy giờ, dân gian lưu truyền câu chuyện không hay về Tổ sư Nhất Định. Ông được đồn đại là người nhà Phật nhưng thường đi chợ mua cá thịt. Ảnh: VTC News.

Tuy nhiên, sự thật là Tổ sư Nhất Định thấy mẹ đau ốm cần phải ăn đồ bổ dưỡng để hồi phục sức khỏe. Do vậy, vị sư chống gậy đi hơn 5 km để tới chợ mua thịt cá về nấu cháo cho mẹ. Trong khi đó, thiền sư Nhất Định vẫn hàng ngày ăn chay, niệm Phật. Ảnh: Vietnamnet.

Tuy nhiên, sự thật là Tổ sư Nhất Định thấy mẹ đau ốm cần phải ăn đồ bổ dưỡng để hồi phục sức khỏe. Do vậy, vị sư chống gậy đi hơn 5 km để tới chợ mua thịt cá về nấu cháo cho mẹ. Trong khi đó, thiền sư Nhất Định vẫn hàng ngày ăn chay, niệm Phật. Ảnh: Vietnamnet.

Câu chuyện trên truyền đến tai vua Tự Đức. Nhà vua cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Tổ sư Nhất Định. Vào năm 1848 (tức 1 năm sau ngày thiền sư Nhất Định viên tịch), Thảo Am được xây mở rộng và thành chùa. Ảnh: Tiền Phong.

Câu chuyện trên truyền đến tai vua Tự Đức. Nhà vua cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Tổ sư Nhất Định. Vào năm 1848 (tức 1 năm sau ngày thiền sư Nhất Định viên tịch), Thảo Am được xây mở rộng và thành chùa. Ảnh: Tiền Phong.

Khi chùa được hoàn thành, vua Tự Đức nhớ đến tấm lòng hiếu thảo của Tổ sư Nhất Định nên quyết định đặt tên cho ngôi chùa là “Từ Hiếu tự”. Kể từ đó, chùa Từ Hiếu trở thành một biểu tượng của chốn thiền môn về đạo hiếu được nhiều người biết đến. Ảnh: Tiền Phong.

Khi chùa được hoàn thành, vua Tự Đức nhớ đến tấm lòng hiếu thảo của Tổ sư Nhất Định nên quyết định đặt tên cho ngôi chùa là “Từ Hiếu tự”. Kể từ đó, chùa Từ Hiếu trở thành một biểu tượng của chốn thiền môn về đạo hiếu được nhiều người biết đến. Ảnh: Tiền Phong.

Mời độc giả xem video: Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chuyen-cam-dong-ve-to-dinh-noi-thien-su-thich-nhat-hanh-vien-tich-1654112.html