Chuyện cất giữ báu vật của Vua Hàm Nghi

 Tôi là Phan Hùng Vỹ, năm nay vừa tròn 75 tuổi, là người làng Phú Hồ, xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Từ năm 2023, tôi được bầu làm cố đạo chủ, trông coi những bảo vật Vua Hàm Nghi ban tặng.

Tôi là Phan Hùng Vỹ, năm nay vừa tròn 75 tuổi, là người làng Phú Hồ, xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Từ năm 2023, tôi được bầu làm cố đạo chủ, trông coi những bảo vật Vua Hàm Nghi ban tặng.

 Người được bầu làm cố đạo chủ phải là người song tuyền (có đầy đủ vợ, chồng) và được chính quyền, Nhân dân địa phương tín nhiệm, vừa phải được “bề trên” chấp thuận. Người ngồi bên cạnh là vợ tôi - bà Nguyễn Thị Liên.

Người được bầu làm cố đạo chủ phải là người song tuyền (có đầy đủ vợ, chồng) và được chính quyền, Nhân dân địa phương tín nhiệm, vừa phải được “bề trên” chấp thuận. Người ngồi bên cạnh là vợ tôi - bà Nguyễn Thị Liên.

 Theo lệ làng, mỗi 1 năm hoặc 2 năm sẽ bầu cố đạo chủ mới, chịu trách nhiệm trông coi bảo vật. Vì thế, ngày mùng 7 tháng Giêng vào năm đổi “nhiệm kỳ”, người làng sẽ rước kiệu và các bảo vật từ cố đạo chủ mới, qua các di tích, làm lễ và đến nhà cố đạo chủ mới.

Theo lệ làng, mỗi 1 năm hoặc 2 năm sẽ bầu cố đạo chủ mới, chịu trách nhiệm trông coi bảo vật. Vì thế, ngày mùng 7 tháng Giêng vào năm đổi “nhiệm kỳ”, người làng sẽ rước kiệu và các bảo vật từ cố đạo chủ mới, qua các di tích, làm lễ và đến nhà cố đạo chủ mới.

 Các bảo vật Vua Hàm Nghi ban cho người dân xã Phú Gia mà cố đạo chủ trông giữ hằng ngày có 2 con voi bằng vàng nguyên khối (một con nặng 2,7 lượng, một con 1,7 lượng).

Các bảo vật Vua Hàm Nghi ban cho người dân xã Phú Gia mà cố đạo chủ trông giữ hằng ngày có 2 con voi bằng vàng nguyên khối (một con nặng 2,7 lượng, một con 1,7 lượng).

 Cùng đó có nhiều đạo sắc phong, 8 bộ áo mũ triều thần, cờ lọng, 2 thanh kiếm lưỡi sắt có cán sơn son thếp vàng, một con nghê đồng, một tấm áo bào, 20 chiếc quạt...

Cùng đó có nhiều đạo sắc phong, 8 bộ áo mũ triều thần, cờ lọng, 2 thanh kiếm lưỡi sắt có cán sơn son thếp vàng, một con nghê đồng, một tấm áo bào, 20 chiếc quạt...

 Năm nay, sau khi "xin keo" và cho phép tôi tiếp tục canh giữ bảo vật, người dân trong xã không tổ chức lễ rước bảo vật mà chỉ làm lễ khai hạ, hát chầu văn. Đây cũng là lần đầu tiên có người được làm cố đạo chủ 3 năm liên tiếp.

Năm nay, sau khi "xin keo" và cho phép tôi tiếp tục canh giữ bảo vật, người dân trong xã không tổ chức lễ rước bảo vật mà chỉ làm lễ khai hạ, hát chầu văn. Đây cũng là lần đầu tiên có người được làm cố đạo chủ 3 năm liên tiếp.

 Trách nhiệm của cố đạo chủ ngoài việc trông coi bảo vật còn phải hành lễ, dâng hương tại các di tích đền Trầm Lâm, đền Cộng Đồng, đền Ngàn Trụ, thành Sơn Phòng vào các ngày 30, mùng 1, 14, 15 âm lịch hằng tháng.

Trách nhiệm của cố đạo chủ ngoài việc trông coi bảo vật còn phải hành lễ, dâng hương tại các di tích đền Trầm Lâm, đền Cộng Đồng, đền Ngàn Trụ, thành Sơn Phòng vào các ngày 30, mùng 1, 14, 15 âm lịch hằng tháng.

 Riêng tại bàn sắc (bàn thờ tại nhà cố đạo chủ) có thờ ảnh Vua Hàm Nghi, đây cũng được coi là nơi nghỉ ngơi của “bề trên” nên phải luôn đỏ hương, đèn. Vợ tôi thỉnh thoảng phụ giúp việc châm hương, châm đèn.

Riêng tại bàn sắc (bàn thờ tại nhà cố đạo chủ) có thờ ảnh Vua Hàm Nghi, đây cũng được coi là nơi nghỉ ngơi của “bề trên” nên phải luôn đỏ hương, đèn. Vợ tôi thỉnh thoảng phụ giúp việc châm hương, châm đèn.

 Theo sử sách chép lại, vào năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, quan phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết đưa Vua Hàm Nghi (lúc ấy mới 14 tuổi) chạy ra vùng núi phía Bắc lánh nạn. Đến xã Phú Gia, vua dừng chân lập căn cứ địa Sơn Phòng và ban bố Chiếu Cần Vương lần 2.

Theo sử sách chép lại, vào năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, quan phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết đưa Vua Hàm Nghi (lúc ấy mới 14 tuổi) chạy ra vùng núi phía Bắc lánh nạn. Đến xã Phú Gia, vua dừng chân lập căn cứ địa Sơn Phòng và ban bố Chiếu Cần Vương lần 2.

 Khi căn cứ bị quân Pháp tấn công, Vua Hàm Nghi chạy vào đền Trầm Lâm ẩn náu. Trong giấc mơ, vua được Thánh mẫu báo mộng quân giặc sắp tới. Sau khi tỉnh giấc, nhà vua mời cận thần lại để sắc phong danh hiệu “Thượng thượng đẳng tối linh thần” cho đền Trầm Lâm. Trước khi vào Quảng Bình, vua ban nhiều bảo vật cho người dân xã Phú Gia.

Khi căn cứ bị quân Pháp tấn công, Vua Hàm Nghi chạy vào đền Trầm Lâm ẩn náu. Trong giấc mơ, vua được Thánh mẫu báo mộng quân giặc sắp tới. Sau khi tỉnh giấc, nhà vua mời cận thần lại để sắc phong danh hiệu “Thượng thượng đẳng tối linh thần” cho đền Trầm Lâm. Trước khi vào Quảng Bình, vua ban nhiều bảo vật cho người dân xã Phú Gia.

 140 năm qua, các cố đạo truyền tay nhau giữ gìn các báu vật linh thiêng mà Vua Hàm Nghi ban, mang lại may mắn cho dân làng.

140 năm qua, các cố đạo truyền tay nhau giữ gìn các báu vật linh thiêng mà Vua Hàm Nghi ban, mang lại may mắn cho dân làng.

 Hiện nay, các bảo vật được cất cẩn thận vào tủ kín, do đại diện UBND xã giữ chìa khóa. Đặc biệt, để mở bảo vật, ngoài sự chấp thuận của chính quyền địa phương cần phải có sự đồng ý của "bề trên".

Hiện nay, các bảo vật được cất cẩn thận vào tủ kín, do đại diện UBND xã giữ chìa khóa. Đặc biệt, để mở bảo vật, ngoài sự chấp thuận của chính quyền địa phương cần phải có sự đồng ý của "bề trên".

 Ngoài việc hương khói các di tích, hằng năm, tôi cũng làm lễ cầu “quốc thái - dân an, quốc phú - binh cường, nội yên - ngoại tĩnh".

Ngoài việc hương khói các di tích, hằng năm, tôi cũng làm lễ cầu “quốc thái - dân an, quốc phú - binh cường, nội yên - ngoại tĩnh".

 Cùng đó, chuyển lời khẩn cầu của người dân lên “bề trên” là Thượng Thượng Thượng Đức Thánh tại đền Trầm Lâm…

Cùng đó, chuyển lời khẩn cầu của người dân lên “bề trên” là Thượng Thượng Thượng Đức Thánh tại đền Trầm Lâm…

 Trong sinh hoạt hằng ngày, tôi luôn phải giữ lễ nghĩa, không nói lời đùa, không làm các việc không được phép.

Trong sinh hoạt hằng ngày, tôi luôn phải giữ lễ nghĩa, không nói lời đùa, không làm các việc không được phép.

 Nhiệm vụ của cố đạo chủ rất nặng nề nhưng tôi cảm thấy hãnh diện, tự hào vì được tin tưởng, tín nhiệm. Tôi cũng rất tự hào khi đang góp phần bảo tồn, phát huy nét văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân Hương Khê nói riêng và Hà Tĩnh nói chung.

Nhiệm vụ của cố đạo chủ rất nặng nề nhưng tôi cảm thấy hãnh diện, tự hào vì được tin tưởng, tín nhiệm. Tôi cũng rất tự hào khi đang góp phần bảo tồn, phát huy nét văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân Hương Khê nói riêng và Hà Tĩnh nói chung.

Hoàng đế Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của nhà Nguyễn - vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Vua Hàm Nghi có tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch (sinh ngày 17/6 năm Tân Mùi, tức 3/8/1872).

Vua Hàm Nghi lên ngôi ngày 12/6 năm Giáp Thân, tức ngày 2/8/1884, khi đó mới 13 tuổi.

Làm vua chưa được một năm, kinh thành Huế thất thủ; Vua Hàm Nghi và Hoàng thái hậu được Tôn Thất Thuyết mời lên kiệu xa giá ra Quảng Trị. Tại đây, vua cho xây dựng cǎn cứ chống Pháp và đã phê chuẩn Chiếu Cần Vương với ý thức trách nhiệm rất rõ ràng của một ông vua khi có ngoại xâm. Sau đó, vua tiếp tục di chuyển về Hà Tĩnh và ban Chiếu Cần Vương lần 2. Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, dân chúng và sĩ phu cả nước liên tiếp đứng dậy cầm vũ khí chống Pháp.

Dùng kế phản gián, thực dân đã lừa bắt được Vua Hàm Nghi tại cǎn cứ ở Quảng Bình vào năm 1888. Bấy giờ vua mới 17 tuổi. Sau nhiều lần mua chuộc bất thành, thực dân Pháp đẩy nhà vua đi đày tại Alger (Thủ đô Algérie, thuộc địa của Pháp).

Dù là vị vua trẻ tuổi, song Hoàng đế Hàm Nghi có chí lớn và được lòng dân.

Tác giả: Dương Chiến

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/chuyen-cat-giu-bau-vat-cua-vua-ham-nghi-post282683.html