Chuyện đời chưa kể về Chien-Shiung Wu - 'đệ nhất phu nhân của ngành Vật lý'

Chien-Shiung Wu, mệnh danh là 'Đệ nhất phu nhân của ngành Vật lý' từng bị hụt giải thưởng Nobel, vì một lý do gây sốc.

Chien-Shiung Wu (Ngô Kiện Hùng) là một nhà vật lý hạt nhân người Mỹ gốc Hoa. Bà được mệnh danh là "Đệ nhất phu nhân của ngành Vật lý", còn được gọi là "Nữ hoàng nghiên cứu hạt nhân" và là “Marie Curie của Trung Quốc". Ảnh: @ Wikipedia.

Chien-Shiung Wu (Ngô Kiện Hùng) là một nhà vật lý hạt nhân người Mỹ gốc Hoa. Bà được mệnh danh là "Đệ nhất phu nhân của ngành Vật lý", còn được gọi là "Nữ hoàng nghiên cứu hạt nhân" và là “Marie Curie của Trung Quốc". Ảnh: @ Wikipedia.

Chien-Shiung Wu sinh ngày 31 tháng 5 năm 1912, tại thị trấn nhỏ Liu He gần Thượng Hải, Trung Quốc. Cha bà là Zhong-Yi và mẹ là Fanhua Fan. Chien-Shiung Wu là con gái duy nhất và là con giữa trong ba người con. Ảnh: @Biography.

Chien-Shiung Wu sinh ngày 31 tháng 5 năm 1912, tại thị trấn nhỏ Liu He gần Thượng Hải, Trung Quốc. Cha bà là Zhong-Yi và mẹ là Fanhua Fan. Chien-Shiung Wu là con gái duy nhất và là con giữa trong ba người con. Ảnh: @Biography.

Vấn đề giáo dục rất quan trọng đối với gia đình Chien-Shiung Wu. Mẹ bà là một giáo viên, cha bà là một kỹ sư, cả hai đã khuyến khích Chien-Shiung Wu theo đuổi con đường đam mê khoa học và toán học từ khi còn nhỏ. Ảnh: @ThoughtCo.

Vấn đề giáo dục rất quan trọng đối với gia đình Chien-Shiung Wu. Mẹ bà là một giáo viên, cha bà là một kỹ sư, cả hai đã khuyến khích Chien-Shiung Wu theo đuổi con đường đam mê khoa học và toán học từ khi còn nhỏ. Ảnh: @ThoughtCo.

Bà Chien-Shiung Wu theo học tại Trường Dạy Nghề Trung Học Phổ Thông Mingde, do cha bà thành lập. Sau đó, bà rời trường này để theo học trường nội trú dành cho nữ sinh Soochow. Ảnh: @ San Diego Squared.

Bà Chien-Shiung Wu theo học tại Trường Dạy Nghề Trung Học Phổ Thông Mingde, do cha bà thành lập. Sau đó, bà rời trường này để theo học trường nội trú dành cho nữ sinh Soochow. Ảnh: @ San Diego Squared.

Tiếp đến, bà theo học trường công lập Shanghai Gong Xue trong một năm. Năm 1930, Chien-Shiung Wu đăng ký vào cơ sở giáo dục đại học lâu đời và danh giá nhất tại Trung Quốc, đó là trường Đại học Nam Kinh. Tại trường này, ban đầu bà theo đuổi lĩnh vực toán học, nhưng nhanh chóng chuyển sang ngành vật lý, nhờ cảm hứng từ nhà khoa học nữ nổi tiếng Marie Curie. Ảnh: @American Institute of Physics.

Tiếp đến, bà theo học trường công lập Shanghai Gong Xue trong một năm. Năm 1930, Chien-Shiung Wu đăng ký vào cơ sở giáo dục đại học lâu đời và danh giá nhất tại Trung Quốc, đó là trường Đại học Nam Kinh. Tại trường này, ban đầu bà theo đuổi lĩnh vực toán học, nhưng nhanh chóng chuyển sang ngành vật lý, nhờ cảm hứng từ nhà khoa học nữ nổi tiếng Marie Curie. Ảnh: @American Institute of Physics.

Bà Chien-Shiung Wu tốt nghiệp với bằng danh dự đứng đầu lớp và nhận bằng Cử nhân Khoa học vào năm 1934. Sau khi tốt nghiệp, Chien-Shiung Wu giảng dạy một năm tại Đại học Quốc gia Chiết Giang ở Hàng Châu, làm việc tại phòng thí nghiệm vật lý Academia Sinica. Tại Academia Sinica, bà tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về tinh thể học tia X (1935-1936) dưới sự hướng dẫn của nữ giáo sư Jing-Wei Gu. Ảnh: @Hackaday.

Bà Chien-Shiung Wu tốt nghiệp với bằng danh dự đứng đầu lớp và nhận bằng Cử nhân Khoa học vào năm 1934. Sau khi tốt nghiệp, Chien-Shiung Wu giảng dạy một năm tại Đại học Quốc gia Chiết Giang ở Hàng Châu, làm việc tại phòng thí nghiệm vật lý Academia Sinica. Tại Academia Sinica, bà tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về tinh thể học tia X (1935-1936) dưới sự hướng dẫn của nữ giáo sư Jing-Wei Gu. Ảnh: @Hackaday.

Giáo sư Jing-Wei Gu khuyến khích Chien-Shiung Wu theo đuổi chương trình sau đại học tại Mỹ và vào năm 1936, bà đã đến thăm Đại học California tại thành phố Berkeley. Tại đây, bà đã gặp Giáo sư Ernest Lawrence, người chịu trách nhiệm chế tạo máy gia tốc cyclotron đầu tiên. Ảnh: @Hackaday.

Giáo sư Jing-Wei Gu khuyến khích Chien-Shiung Wu theo đuổi chương trình sau đại học tại Mỹ và vào năm 1936, bà đã đến thăm Đại học California tại thành phố Berkeley. Tại đây, bà đã gặp Giáo sư Ernest Lawrence, người chịu trách nhiệm chế tạo máy gia tốc cyclotron đầu tiên. Ảnh: @Hackaday.

Thậm chí, một sinh viên vật lý người Trung Quốc, tên là Luke Chia Yuan đã truyền cảm hứng cho Chien-Shiung Wu, khuyên bà nên ở lại Berkeley và lấy bằng Tiến sĩ. Công trình nghiên cứu sau đại học của Chien-Shiung Wu tập trung vào một chủ đề: “Sản phẩm phân hạch urani”. Ảnh: @The New Inquiry.

Thậm chí, một sinh viên vật lý người Trung Quốc, tên là Luke Chia Yuan đã truyền cảm hứng cho Chien-Shiung Wu, khuyên bà nên ở lại Berkeley và lấy bằng Tiến sĩ. Công trình nghiên cứu sau đại học của Chien-Shiung Wu tập trung vào một chủ đề: “Sản phẩm phân hạch urani”. Ảnh: @The New Inquiry.

Sau khi hoàn thành chương trình Tiến sĩ năm 1940, Chien-Shiung Wu kết hôn với một cựu nghiên cứu sinh khác - Luke Chia-Liu Yuan vào ngày 30/5/1942. Hai người chuyển đến bờ phía Đông nước Mỹ để sinh sống. Tại nơi này, Luke Chia-Liu Yuan làm việc tại Đại học Princeton, còn Chien-Shiung Wu làm việc tại trường Cao đẳng Smith. Ảnh: @New Scientist.

Sau khi hoàn thành chương trình Tiến sĩ năm 1940, Chien-Shiung Wu kết hôn với một cựu nghiên cứu sinh khác - Luke Chia-Liu Yuan vào ngày 30/5/1942. Hai người chuyển đến bờ phía Đông nước Mỹ để sinh sống. Tại nơi này, Luke Chia-Liu Yuan làm việc tại Đại học Princeton, còn Chien-Shiung Wu làm việc tại trường Cao đẳng Smith. Ảnh: @New Scientist.

Sau một vài năm, bà chấp nhận lời mời từ Đại học Princeton với tư cách là giảng viên nữ đầu tiên được thuê để tham gia giảng dạy tại khoa. Ảnh: @ JoySauce.

Sau một vài năm, bà chấp nhận lời mời từ Đại học Princeton với tư cách là giảng viên nữ đầu tiên được thuê để tham gia giảng dạy tại khoa. Ảnh: @ JoySauce.

Năm 1944, bà tham gia Dự án Manhattan tại Đại học Columbia, để giúp giải quyết một vấn đề mà nhà vật lý Enrico Fermi không thể xác định được. Bà cũng đã khám phá ra một cách "làm giàu quặng uranium làm nhiên liệu cho bom". Ảnh: @ Advanced Science News.

Năm 1944, bà tham gia Dự án Manhattan tại Đại học Columbia, để giúp giải quyết một vấn đề mà nhà vật lý Enrico Fermi không thể xác định được. Bà cũng đã khám phá ra một cách "làm giàu quặng uranium làm nhiên liệu cho bom". Ảnh: @ Advanced Science News.

Năm 1947, cặp đôi chào đón một cậu con trai, Vincent Wei-Cheng Yuan. Lớn lên, Vincent Wei-Cheng Yuan tiếp tục theo bước chân của mẹ mình và cũng trở thành một nhà khoa học hạt nhân. Ảnh: @The Matilda Project.

Năm 1947, cặp đôi chào đón một cậu con trai, Vincent Wei-Cheng Yuan. Lớn lên, Vincent Wei-Cheng Yuan tiếp tục theo bước chân của mẹ mình và cũng trở thành một nhà khoa học hạt nhân. Ảnh: @The Matilda Project.

Sau khi rời Dự án Manhattan, Chien-Shiung Wu dành phần còn lại trong sự nghiệp của mình tại Khoa Vật lý ở Columbia, với tư cách là nhà thực nghiệm hàng đầu về phân rã beta và vật lý tương tác. Ảnh: @ Columbia Physics.

Sau khi rời Dự án Manhattan, Chien-Shiung Wu dành phần còn lại trong sự nghiệp của mình tại Khoa Vật lý ở Columbia, với tư cách là nhà thực nghiệm hàng đầu về phân rã beta và vật lý tương tác. Ảnh: @ Columbia Physics.

Sau khi được hai nhà vật lý lý thuyết nam là Tsung-Dao Lee và Chen Ning Yang hỗ trợ, Chien-Shiung Wu đã dùng thí nghiệm sử dụng coban-60 (một dạng phóng xạ của kim loại coban) để bác bỏ "định luật chẵn lẻ”, bà đề xuất rằng, tính chẵn lẻ không được bảo toàn đối với các tương tác hạt nhân yếu. Ảnh: @Lady Science.

Sau khi được hai nhà vật lý lý thuyết nam là Tsung-Dao Lee và Chen Ning Yang hỗ trợ, Chien-Shiung Wu đã dùng thí nghiệm sử dụng coban-60 (một dạng phóng xạ của kim loại coban) để bác bỏ "định luật chẵn lẻ”, bà đề xuất rằng, tính chẵn lẻ không được bảo toàn đối với các tương tác hạt nhân yếu. Ảnh: @Lady Science.

Cuối cùng, nhờ công trình này mà Tsung-Dao Lee và Chen Ning Yang được nhận giải thưởng Giải Nobel vào năm 1957, nhưng Chien-Shiung Wu đã bị loại, cũng như nhiều nhà khoa học nữ khác bị tình trạng tương tự trong thời gian này. Ảnh: @ Self-Rescuing Princess Society.

Cuối cùng, nhờ công trình này mà Tsung-Dao Lee và Chen Ning Yang được nhận giải thưởng Giải Nobel vào năm 1957, nhưng Chien-Shiung Wu đã bị loại, cũng như nhiều nhà khoa học nữ khác bị tình trạng tương tự trong thời gian này. Ảnh: @ Self-Rescuing Princess Society.

Chien-Shiung Wu nhận thức được sự bất công dựa trên giới tính, cho nên tại một hội thảo của MIT vào tháng 10 năm 1964, bà đã tuyên bố: "Tôi tự hỏi liệu các nguyên tử và hạt nhân nhỏ bé, hay các ký hiệu toán học, hay các phân tử DNA có bất kỳ sự ưu tiên nào trong việc đối xử giữa giới tính nam và nữ hay không?". Ảnh: @Grandma Got STEM.

Chien-Shiung Wu nhận thức được sự bất công dựa trên giới tính, cho nên tại một hội thảo của MIT vào tháng 10 năm 1964, bà đã tuyên bố: "Tôi tự hỏi liệu các nguyên tử và hạt nhân nhỏ bé, hay các ký hiệu toán học, hay các phân tử DNA có bất kỳ sự ưu tiên nào trong việc đối xử giữa giới tính nam và nữ hay không?". Ảnh: @Grandma Got STEM.

Chien-Shiung Wu đã được vinh danh với nhiều giải thưởng khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình. Năm 1958, bà là người phụ nữ đầu tiên nhận được Giải thưởng của Tập đoàn Nghiên cứu Mỹ, và là người phụ nữ thứ bảy được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ. Ảnh: @ Science Source Prints.

Chien-Shiung Wu đã được vinh danh với nhiều giải thưởng khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình. Năm 1958, bà là người phụ nữ đầu tiên nhận được Giải thưởng của Tập đoàn Nghiên cứu Mỹ, và là người phụ nữ thứ bảy được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ. Ảnh: @ Science Source Prints.

Bà cũng nhận được Huy chương John Price Wetherill của Viện Franklin (1962), Giải thưởng Cyrus B. Comstock về Vật lý của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (1964), Giải thưởng Bonner (1975), Huy chương Khoa học Quốc gia (1975) và Giải thưởng Wolf về Vật lý (1978), cùng nhiều bằng danh dự khác. Ảnh: @Feminist Book Club.

Bà cũng nhận được Huy chương John Price Wetherill của Viện Franklin (1962), Giải thưởng Cyrus B. Comstock về Vật lý của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (1964), Giải thưởng Bonner (1975), Huy chương Khoa học Quốc gia (1975) và Giải thưởng Wolf về Vật lý (1978), cùng nhiều bằng danh dự khác. Ảnh: @Feminist Book Club.

Năm 1974, bà được Tạp chí Nghiên cứu Công nghiệp Mỹ vinh danh là Nhà khoa học của năm. Vào năm 1976, bà là người phụ nữ đầu tiên giữ chức chủ tịch của Hiệp hội Vật lý Mỹ. Năm 1990, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã đặt tên cho Tiểu hành tinh 2752 theo tên Chien-Shiung Wu. Ảnh: @ Cosmos Magazine.

Năm 1974, bà được Tạp chí Nghiên cứu Công nghiệp Mỹ vinh danh là Nhà khoa học của năm. Vào năm 1976, bà là người phụ nữ đầu tiên giữ chức chủ tịch của Hiệp hội Vật lý Mỹ. Năm 1990, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã đặt tên cho Tiểu hành tinh 2752 theo tên Chien-Shiung Wu. Ảnh: @ Cosmos Magazine.

Chien-Shiung Wu qua đời vì biến chứng của đột quỵ vào ngày 16/2/1997 tại Thành phố New York ở tuổi 85. Tro cốt hỏa táng của bà được chôn cất tại khuôn viên Trường Dạy Nghề Trung Học Phổ Thông Mingde. Ảnh: @ Moving Science.

Chien-Shiung Wu qua đời vì biến chứng của đột quỵ vào ngày 16/2/1997 tại Thành phố New York ở tuổi 85. Tro cốt hỏa táng của bà được chôn cất tại khuôn viên Trường Dạy Nghề Trung Học Phổ Thông Mingde. Ảnh: @ Moving Science.

Năm 1998, Chien-Shiung Wu được đưa tên tuổi vào Viện Danh vọng Phụ nữ Quốc gia Mỹ một năm, sau khi bà ấy qua đời. Vào ngày 1/6/2002, một bức tượng đồng của Chien-Shiung Wu đã được đặt trong sân của Trường Dạy Nghề Trung Học Phổ Thông Mingde để tưởng nhớ bà ấy. Ảnh: @ in her genius.

Năm 1998, Chien-Shiung Wu được đưa tên tuổi vào Viện Danh vọng Phụ nữ Quốc gia Mỹ một năm, sau khi bà ấy qua đời. Vào ngày 1/6/2002, một bức tượng đồng của Chien-Shiung Wu đã được đặt trong sân của Trường Dạy Nghề Trung Học Phổ Thông Mingde để tưởng nhớ bà ấy. Ảnh: @ in her genius.

Bà được nhớ đến như một người tiên phong trong cộng đồng khoa học, và là một hình mẫu truyền cảm hứng. Cháu gái của bà, Jada Wu Hanjie nhận xét: "Từ lúc nhỏ, vẻ đẹp đam mê nghiên cứu, sự khiêm tốn, nghiêm khắc của bà đã ăn sâu vào tâm trí tôi. Bà tôi đã nhấn mạnh rất nhiều về sự nhiệt tình đối với sự phát triển khoa học và giáo dục quốc gia, điều mà tôi thực sự rất ngưỡng mộ”. Ảnh: @ Forbes.

Bà được nhớ đến như một người tiên phong trong cộng đồng khoa học, và là một hình mẫu truyền cảm hứng. Cháu gái của bà, Jada Wu Hanjie nhận xét: "Từ lúc nhỏ, vẻ đẹp đam mê nghiên cứu, sự khiêm tốn, nghiêm khắc của bà đã ăn sâu vào tâm trí tôi. Bà tôi đã nhấn mạnh rất nhiều về sự nhiệt tình đối với sự phát triển khoa học và giáo dục quốc gia, điều mà tôi thực sự rất ngưỡng mộ”. Ảnh: @ Forbes.

Mời Quý Độc Giả cùng xem video: 7 Nhà Khoa Học Lỗi Lạc, Vĩ Đại Nhất Trong Lịch Sử Loài Người. Nguồn video: @TACA CHANNEL NEW.

Thiên Đăng (Theo biography)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/chuyen-doi-chua-ke-ve-chien-shiung-wu-de-nhat-phu-nhan-cua-nganh-vat-ly-post1541980.html