Chuyển đổi số đã mang lại tiện ích gì cho người dân Hà Nội?

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số tại Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực, người dân bước đầu thụ hưởng các kết quả, lợi ích thiết thực của chuyển đổi số. Thành quả từ chuyển đổi số tại Hà Nội giúp tăng chất lượng phục vụ người dân từ các cơ quan, đơn vị; tăng công khai - minh bạch trong quản lý thu, chi; tăng sự hài lòng của người dân đối với cơ quan nhà nước. Vậy, những giải pháp, ứng dụng nào đã được triển khai mang lại lợi ích thiết thực cho người dân?

Từ ngày 22/4, Hà Nội bắt đầu thí điểm thực hiện cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID nhằm mang lại những thuận tiện cho người dân trong việc sử dụng dịch vụ công. Ảnh: Khánh Huy

Từ ngày 22/4, Hà Nội bắt đầu thí điểm thực hiện cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID nhằm mang lại những thuận tiện cho người dân trong việc sử dụng dịch vụ công. Ảnh: Khánh Huy

Với tinh thần quyết liệt trong triển khai thực hiện Đề án 06 Chính phủ, tạo đột trong công tác chuyển đổi số toàn diện, nâng cao chất lượng quản trị điều hành của các cấp chính quyền Thủ đô, đồng thời người dân cũng được hưởng nhiều lợi ích từ Đề án 06 Chính phủ đem lại.

Tiện ích định danh điện tử

Được ví như “chìa khóa” kết nối dữ liệu điện tử, ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VneID) mang lại nhiều lợi ích cho người dân và tạo thuận tiện trong công tác quản lý Nhà nước. Với tài khoản định danh điện tử, công dân đăng nhập khi thực hiện các dịch vụ công, sẽ giảm bớt các thủ tục xác minh thông tin; người dân có quyền quyết định việc chia sẻ thông tin của mình phục vụ các giao dịch hành chính trên môi trường mạng bảo đảm chính xác, an toàn như tạo tài khoản ngân hàng, tài chính, viễn thông…

Các thông tin tự điền vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không phải khai báo, điền nhiều lần giúp công dân thực hiện các thủ tục nhanh chóng, thuận tiện. Các loại giấy tờ đã tích hợp vào VNeID thay thế các giấy tờ truyền thống như: thẻ CCCD, thẻ bảo hiểm y tế, đăng ký xe, giấy phép lái xe…

Tích hợp toàn bộ các giấy tờ vào tài khoản định danh điện tử giúp công dân giảm thiểu các giấy tờ tùy thân. Ảnh: M.Miên

Tích hợp toàn bộ các giấy tờ vào tài khoản định danh điện tử giúp công dân giảm thiểu các giấy tờ tùy thân. Ảnh: M.Miên

Thuận tiện cho công dân có thể giao dịch ở mọi lúc mọi nơi, đặc biệt với những giao dịch thiết yếu nhưng vẫn đảm bảo được sự quản lý chặt chẽ, an ninh, an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu, tránh giả mạo giúp các giao dịch được an toàn.

Tích hợp toàn bộ các giấy tờ vào tài khoản định danh điện tử giúp công dân giảm thiểu các giấy tờ tùy thân, chỉ cần sử dụng ứng dụng định danh điện tử quốc gia là có thể đảm bảo các thông tin về giấy tờ đã được tích hợp đầy đủ hiệu lực pháp lý để sử dụng thay thế giấy tờ vật lý truyền thống cũng như sử dụng trên môi trường điện tử.

Tạo ra tiện ích giúp công dân có thể cung cấp, chia sẻ thông tin của mình với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thông qua quét mã QR code hoặc giải pháp kỹ thuật khác đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, bảo mật, tin cậy.

Xây dựng hệ sinh thái tạo ra tiện ích cho người dân trên mọi lĩnh vực như: dịch vụ công, dịch vụ thương mại điện tử, nền tảng thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và thay thế các loại giấy tờ của công dân trong các giao dịch điện tử.

Người dân nhận kết quả thủ tục hành chính qua Bộ phận một cửa UBND phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Ảnh: Mộc Miên

Người dân nhận kết quả thủ tục hành chính qua Bộ phận một cửa UBND phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Ảnh: Mộc Miên

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính

Trước năm 2021, TP Hà Nội chưa có hệ thống giải quyết thủ tục hành chính, nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống giải quyết thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận giải các thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn TP. Với quyết tâm chính trị TP Hà Nội đã chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, quận, huyện, thị xã cùng tham gia xây dựng quy trình nghiệp vụ phục vụ việc xây dựng hệ thống. Đến 4/2023 TP Hà Nội đã hoàn thành việc thuê hệ thống tin giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Việc đưa hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính giúp người dân làm thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện 24/24 giờ trong ngày. Đồng thời, tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch, đơn giản thủ tục giấy tờ. Cùng với đó hạn chế chế tình trạng nhũng nhiễu từ một bộ phận cán bộ biến chất. Mọi lúc, mọi nơi, người dân theo dõi được tình trạng hồ sơ trên website trực tuyến; qua tin nhắn điện thoại; địa chỉ email. Đảm bảo tính công khai, minh bạch hồ sơ, thủ tục.

Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và thu thuế khóa

Triển khai hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền đã góp phần tích cực trong công cuộc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý, chống thất thu cũng như minh bạch trong công tác quản lý. Theo số liệu về công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, nội dung hộ kinh doanh cung cấp hàng hóa dịch vụ trên sàn thương mại điện tử (20.706 hộ kinh doanh), so sánh số liệu kết quả tháng 5/2024 đạt 608 tỷ đồng, tăng 414 tỷ đồng (tương ứng 213%) so với cùng kỳ tháng 5 tháng 2023 (194 tỷ đồng). Ở nội dung, cá nhân hoạt động cung cấp hàng hóa dịch vụ trên sàn thương mại điện tử (124.956 mã số thuế cá nhân), kết quả tháng 5/2024 đạt 86 tỷ đồng, tăng 38 tỷ đồng (tương ứng tăng 79%) so với cùng kỳ tháng 5/2023 (48 tỷ đồng).

Từ con số tăng gần gấp đôi, thậm chí tăng 200% cho thấy hiệu quả việc quản lý khi thực hiện công tác quản lý mã số thuế gắn với mã định danh cá nhân tạo hiệu quả công tác quản lý, chống thất thu cũng như minh bạch trong công tác quản lý được thể hiện từ chính các con số.

Thực hiện hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền (số liệu tháng 3/2024) cho thấy, với số lượng 4.443 tổ chức, doanh nghiệp, bình quân doanh thu sử dụng hóa đơn giấy là 10.941 tỷ đồng/tháng, bình quân doanh thu từ khi triển khai sử dụng hóa đơn điện tử 13.274 tỷ đồng/tháng, bình quân doanh thu từ khi triển khai sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền 14.703 tỷ đồng/tháng, so sánh khi sử dụng hóa đơn điện tử với hóa đơn giấy, tăng 21%.

Với việc chênh thu qua từng hình thức từ 10.000 tỷ khi sử dụng phương thức thu truyền thống lên hơn 13.000 tỷ (tăng 3.000 tỷ/tháng) khi sử dụng hóa đơn điện tử và tăng 14.000 tỷ (tăng 1.000 tỷ/tháng) khi sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền. Hiệu quả chống thất thu – hiệu quả về minh bạch và tiết giảm cho đối tượng quản lý/đối tượng thực hiện thể hiện bằng con số cụ thể.

Người dân có thể đăng ký cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến trên VNeID mọi lúc, mọi nơi. Ảnh: Khánh Huy

Người dân có thể đăng ký cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến trên VNeID mọi lúc, mọi nơi. Ảnh: Khánh Huy

Cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Trước tháng 4/2024, người dân cần cấp Phiếu Lý lịch tư pháp phải trực tiếp cơ quan có thẩm quyền thì từ ngày 22/4/2024, người dân TP có thể thực hiện yêu cầu cấp Phiếu LLTP đơn giản, nhanh chóng, trực tuyến, mọi lúc, mọi nơi thông qua điện thoại thông minh, không cần đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền đề nghị cấp Phiếu LLTP, không còn tái diễn tình cảnh xếp hàng chờ đến lượt tại trụ sở Sở Tư pháp Hà Nội.

Là một trong hai địa phương triển khai thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên VNeID, từ ngày 22/4/2024 đến ngày 20/6/2024, Hà Nội đã thực hiện tiếp nhận trên 86% hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP qua ứng dụng VneiD. Dựa vào hiệu quả thực tế, mỗi người dân có thể tiết kiệm gần 400.000 đồng/1 yêu cầu cấp Phiếu (ước giảm thực tế sau 02 tháng thực hiện là 1,9 tỷ và dự kiến khoảng 10,7 tỷ/năm), số lượng công dân đến Sở Tư pháp giảm từ 200 - 300 công dân/ngày xuống còn khoảng 30 - 40 công dân/ngày.

Kể từ ngày 1/6/2024 đến ngày 31/12/2024, người dân TP Hà Nội khi có đề nghị cấp Phiếu LLTP qua ứng dụng VNeID không phải nộp phí cung cấp thông tin LLTP. Đây là chính sách hỗ trợ đặc thù của TP Hà Nội, tiếp tục là địa phương đầu tiên trên toàn quốc tham mưu, báo cáo trình HĐND TP Hà Nội xem xét việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin LLTP cho người dân khi thực hiện qua VNeID, trong đó ngân sách TP thực hiện hỗ trợ khoảng 9,7 tỷ đồng cho đến hết ngày 31/12/2024 và chỉ áp dụng cho những trường hợp công dân thực hiện qua ứng dụng VNeID.

Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người dân biết và tự quản lý, cập nhật thông tin sức khỏe, giảm thời gian đi lại. Ảnh: Mộc Miên

Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người dân biết và tự quản lý, cập nhật thông tin sức khỏe, giảm thời gian đi lại. Ảnh: Mộc Miên

Triển khai thí điểm xây dựng hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử

Triển khai thí điểm trên địa bàn TP Hà Nội, hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử đến nay đã kết nối 394 /394 đơn vị y tế trên địa bàn TP (bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh) và 579/579 trạm y tế toàn TP vào hệ thống. Đây là tiền đề cho việc liên thông dữ liệu, phục vụ công tác chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ đồng thời người dân không phải thực hiện lại các xét nghiệm....kết quả khám chữa bệnh được liên thông trên toàn hệ thống của các đơn vị khám chữa bệnh.

Do đó, người dân khi đến đăng, ký khám chữa bệnh tại bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh tại bất kỳ đâu sẽ không cần phải mang sổ khám bệnh (bản giấy) khi đã được thay thế bằng sổ sức khỏe điện tử. Điều này giúp người dân biết và tự quản lý, cập nhật thông tin sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình. Đồng thời, giảm thời gian đi khám của bệnh nhân do đã chia sẻ dữ liệu, thực hiện liên kết với bảo hiểm.

Tính con số thực tế (tiết kiệm chi phí mua sổ giấy: 5.000đ/sổ x 16,6 triệu lượt khám = 83 tỷ đồng) và thời gian 1h lao động chi phí tiết kiệm = 16,6 triệu lượt khám x 22,500đ/giờ = 373,5 tỷ đồng).

Từ ngày 28/6, nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử chính thức ra mắt, người dân sinh sống trên địa bàn TP Hà Nội có thể quản lý sức khỏe cá nhân của bản thân và gia đình trên Sổ sức khỏe điện tử (Tên: PHR- Personal Health Record) được chia sẻ trên ứng dụng “Công dân Thủ đô số” (iHanoi), phục vụ hỗ trợ người dân trong quá trình thăm khám, điều trị và dự phòng bệnh.

Cán bộ hưu trí đăng ký mở tài khoản phục vụ chi trả ưu đãi an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại UBND phường Trúc Bạch, quận Ba Đình. Ảnh: Hải Yến

Cán bộ hưu trí đăng ký mở tài khoản phục vụ chi trả ưu đãi an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại UBND phường Trúc Bạch, quận Ba Đình. Ảnh: Hải Yến

Chi trả an sinh xã hội, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt

Thực hiện Công điện số 01/CĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về tăng cường hỗ trợ công dân mở tài khoản phục vụ chi trả ưu đãi an sinh xã hội không dùng tiền mặt. Sau 10 ngày triển khai, vận động và đăng ký thành công cho 290.955/291.203 trường hợp an sinh xã hội (ASXH), đạt tỉ lệ 99,91% và 92,69/ 99,9 trường hợp có tài khoản đã thực hiện nhận trợ cấp qua tài khoản. Trong thời gian 21 ngày (từ 10/5 đến 31/5), tại Hà Nội số người đăng ký nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân đạt 93,29%.

Với tỉ lệ bao phủ cao, người dân trên địa bàn thuộc các trường hợp nhận hưởng trợ cấp ASXH, lương hưu và trợ cấp BHXH hoàn toàn thực hiện việc nhận qua tài khoản nhanh chóng, thuận tiện và không còn mất thời gian đến các điểm giao dịch hoặc trụ sở UBND cấp xã để được nhận chế độ. Qua đó, giảm thời gian đi lại và bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe (khoảng 51 tỷ đồng/năm), đồng thời hoàn toàn giảm bớt thời gian thực hiện chi trả của cán bộ công chức trên địa bàn (thường mỗi tháng UBND cấp xã phải cử 1 công chức thực hiện việc chi trả trong tối thiểu 1 ngày – giảm khoảng 1.3 tỷ đồng/năm/579 UBND cấp xã). Đặc biệt đảm bảo công khai, minh bạch và chống các vấn nạn tiêu cực trong công tác chỉ trả, trục lợi.

Thanh toán phí trông giữ xe không dùng tiền mặt hướng đến nhiều mục tiêu: thu đúng giá, công khai minh bạch, dịch vụ chất lượng tốt, thuận tiện ra vào "không dừng", dễ tìm kiếm đặt chỗ, giảm chi phí thời gian; chính quyền chống thất thu về thuế; doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, bền vững. Ảnh: Khánh Huy

Thanh toán phí trông giữ xe không dùng tiền mặt hướng đến nhiều mục tiêu: thu đúng giá, công khai minh bạch, dịch vụ chất lượng tốt, thuận tiện ra vào "không dừng", dễ tìm kiếm đặt chỗ, giảm chi phí thời gian; chính quyền chống thất thu về thuế; doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, bền vững. Ảnh: Khánh Huy

Thanh toán phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Thí điểm từ ngày 15/4, sau 2 tháng triển khai (tính đến ngày 20/6), tổng số bãi/điểm đỗ xe đang triển khai giải pháp thí điểm thanh toán dịch vụ trông giữ xe không dùng tiền mặt trên địa bàn TP Hà Nội là 64 điểm thuộc 9/30 quận, huyện, tăng 54 điểm và 7 quận, huyện so với thời điểm trước đó. Thống kê từ ngày 15/4 đến ngày 6/6/2024 đã có 148.899 lượt giao dịch với tổng số tiền là 1.768.291.053 nghìn đồng, tỉ lệ phương tiện thực hiện thanh toán không tiền mặt trung bình đạt hơn 90%/tổng số phương tiện tại các điểm trông giữ xe.

Sau thời gian ngắn triển khai, hiệu quả từ giải pháp công nghệ bước đầu «xóa sổ» vấn nạn trông giữa xe quá giá, giảm thời gian cho người dân khi không tìm được điểm đỗ, bãi đỗ. Đồng thời đảm bảo công tác công khai, minh bạch trong hoạt động thu phí, chống thất thu thuế, thất thu lợi nhuận cho chính doanh nghiệp, chủ đầu tư, tạo niềm tin cho người dân, giải pháp xanh cho vấn đề «nóng» thiếu bãi đỗ xe trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay.

Mộc Miên

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/chuyen-doi-so-da-mang-lai-tien-ich-gi-cho-nguoi-dan-ha-noi-385814.html