Chuyển đổi số doanh nghiệp: Kinh nghiệm từ quốc tế

Chuyển đổi số là cuộc đua cam go cho mọi doanh nghiệp. Việt Nam có thể học được gì từ thành công của một số doanh nghiệp trên thế giới?

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp bước vào quá trình , tác động sâu sắc đến các hoạt động, quy trình và mô hình kinh doanh cũng như nâng cao trải nghiệm của khách hàng tại mọi điểm tiếp xúc.

Theo Altimeter Group (Tập đoàn nghiên cứu thị trường và tư vấn chiến lược), có đến 88% các công ty cho biết họ đang trải qua chuyển đổi số, trong khi số liệu từ PWC cho thấy 85% những người ra quyết định trong các doanh nghiệp nói rằng họ có khung thời gian là 2 năm để thực hiện những bước đột phá quan trọng trong chuyển đổi số, hoặc sẽ chịu thiệt hại về tài chính, đồng thời bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp bước vào quá trình chuyển đổi số. (Ảnh minh họa: KT)

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp bước vào quá trình chuyển đổi số. (Ảnh minh họa: KT)

Đây rõ ràng là một cuộc đua đầy cam go khi không phải doanh nghiệp nào cũng có thế chuyển đổi số thành công, kể cả các doanh nghiệp lớn trên thế giới.

Theo ông Trịnh Minh Giang, Chủ tịch Venture Management Consulting Group, Phó Chủ tịch Vietnam Mentor Initiative, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới đã nhận ra hướng đi bắt buộc của việc chuyển đổi số, tuy nhiên, hiện mới có số ít trong số đó thành công.

Cụ thể như Nike từ năm 2012 đã cho ra mắt sản phẩm vòng theo dõi sức khỏe, với giá cả cực kỳ cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của các hãng khác.

Chiến lược chuyển đổi số của Nike trở nên càng rõ nét khi trong năm 2019, hãng này rút hoàn toàn khỏi Amazon, đồng thời mua lại một công ty dữ liệu với giá trị thương vụ lên tới 300 triệu USD.

“Một công ty chuyên sản phẩm thời trang thể thao mua một công ty dữ liệu cho thấy chiến lược chuyển đổi số của công ty trong việc thích nghi với thị trường theo hướng ứng dụng công nghệ”, ông Trịnh Minh Giang lý giải.

Amazon Business là một ví dụ điển hình về kỳ vọng của khách hàng số khi chuyển sang thế giới B2B (Business to Business). Amazon Business ra mắt vào tháng 4 năm 2015, với hơn 250 triệu sản phẩm đã đem lại một thị trường toàn diện hơn cho các công ty B2B.

Những đặc điểm nổi bật của Amazon Business bao gồm: giao hàng miễn phí trong hai ngày đối với các đơn hàng từ 49 USD trở lên, giảm giá độc quyền, số lượng lên đến hàng trăm triệu sản phẩm, tích hợp hệ thống mua hàng, mua hàng miễn thuế cho khách hàng đủ điều kiện, phương thức thanh toán chung, quy trình phê duyệt đơn hàng và báo cáo đơn hàng nâng cao khác.

Thời gian online đang chiếm ưu thế chủ đạo

Theo ông Trịnh Minh Giang, công nghệ giúp tự động hóa khâu marketing (khâu khó nhất của doanh nghiệp). Thành viên của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở nhân viên nội bộ của doanh nghiệp mà là toàn bộ những thành viên tham gia vào nền tảng của doanh nghiệp bao gồm nhân viên và khách hàng.

Ông Trịnh Minh Giang, Chủ tịch Venture Management Consulting Group, Phó Chủ tịch Vietnam Mentor Initiative. (Ảnh: VERP)

Ông Trịnh Minh Giang, Chủ tịch Venture Management Consulting Group, Phó Chủ tịch Vietnam Mentor Initiative. (Ảnh: VERP)

làm cho thế giới hữu hình chuyển dần sang thế giới số. Thời gian online “gặm nhấm” thời gian dành cho thực thể vật lý. Thành công của doanh nghiệp trong thời đại số được quyết định bằng dữ liệu, “trói chân” khách hàng bằng dữ liệu.

“Ví như, người dùng buộc phải ở lại với Facebook do lượng dữ liệu của cá nhân cũng như dữ liệu các mối quan hệ cá nhân của người dùng đều ở cả trên nền tảng Facebook chứ không phải do người dùng quá yêu Facebook. Họ tạo nên nền tảng số độc quyền”, ông Giang nêu ví dụ.

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có thể khởi đầu kinh doanh từ chi phí rất thấp nhờ khả năng kết nối vô hạn của số hóa, không cần nguồn lực có sẵn. Tuy nhiên, một trong những khó khăn hiện nay là nguồn nhân lực không thể tìm đủ số lượng chỉ thông qua đào tạo giáo dục, mà hầu hết doanh nghiệp đều phải đào tạo lại./.

Vân Anh/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/chuyen-doi-so-doanh-nghiep-kinh-nghiem-tu-quoc-te-1002582.vov