Chuyên gia cảnh báo nguy cơ 'sập bẫy' trong cơn sốt đất cuối năm

Thị trường bất động sản (BĐS) cuối năm đang chứng kiến cơn 'sốt đất' ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước khiến nhà đầu tư quay cuồng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia BĐS cảnh báo rằng việc 'sốt đất' chủ yếu là do các nhóm đầu cơ 'thổi giá', vì vậy nếu không tìm hiểu kỹ sẽ rất dễ 'sập bẫy' và 'mắc cạn'.

Cơn "sốt đất" điên đảo dịp cuối năm

Mới đây, sau khi một “ông lớn” BĐS trúng đấu giá khu đất rộng hơn 13ha thuộc dự án KĐT Thương mại – Dịch vụ Nam Đông Hà tại phường Đông Lương (TP. Đông Hà, Quảng Trị), thị trường nhà đất ở khu vực này có sự “sốt’” nóng. Khảo sát trên một số website môi giới nhà, đất có thể thấy lượng tin rao bán BĐS ở các tuyến đường gần khu vực có dự án như Đại Cồ Việt, Trương Công Kỉnh,… tăng đột biến. Lượng tin trung bình trên một website là 40 - 60 tin/ngày, có ngày lên tới hơn 100 tin rao bán nhà, đất.

Sức nóng từ cơn “sốt” đất tại TP. Đông Hà còn kéo theo việc thị trường đất vườn, đất thổ cư ở các huyện giáp TP như Gio Linh, Triệu Phong, Cam Lộ cũng sôi động theo. Trong đó mặt bằng giá đất ở các huyện này đều tăng từ 5 – 7 triệu đồng/m2, tùy vị trí.

Sức nóng từ cơn “sốt” đất tại TP. Đông Hà còn kéo theo việc thị trường đất vườn, đất thổ cư ở các huyện giáp TP như Gio Linh, Triệu Phong, Cam Lộ cũng sôi động theo. Trong đó mặt bằng giá đất ở các huyện này đều tăng từ 5 – 7 triệu đồng/m2, tùy vị trí.

Lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị thông tin, nếu như trước đây giá đất ở các KĐT mới tại TP. Đông Hà dao động trong khoảng 13 - 15 triệu đồng/m2 thì nay đã ở ngưỡng 40 – 70 triệu đồng/m2. Điển hình là lô đất thổ cư (đã có sổ đỏ) ở mặt tiền đường Đại Cồ Việt rộng 192m2 đang được rao bán với giá 12 tỷ đồng (tương đương 62,5 triệu đồng/m2); trong khi trước đó khoảng 2 tháng, giá đất ở khu vực này chỉ dao động trong khoảng 9 – 13 triệu đồng/m2. Cũng trên đường Đại Cồ Việt, lô đất diện tích 200m2 trước đây có giá 3,5 tỷ đồng (tương đương 17,5 triệu đồng/m2) thì nay đã tăng lên 13 tỷ đồng (tương đương 65 triệu đồng/m2).

Trong cơn "sốt đất", lô đất thổ cư (đã có sổ đỏ) ở mặt tiền đường Đại Cồ Việt (TP. Đông Hà, Quảng Trị) rộng 192m2 được rao bán với giá 12 tỷ đồng (tương đương 62,5 triệu đồng/m2); trong khi trước đó khoảng 2 tháng, giá đất ở khu vực này chỉ dao động trong khoảng 9 – 13 triệu đồng/m2.

Trong cơn "sốt đất", lô đất thổ cư (đã có sổ đỏ) ở mặt tiền đường Đại Cồ Việt (TP. Đông Hà, Quảng Trị) rộng 192m2 được rao bán với giá 12 tỷ đồng (tương đương 62,5 triệu đồng/m2); trong khi trước đó khoảng 2 tháng, giá đất ở khu vực này chỉ dao động trong khoảng 9 – 13 triệu đồng/m2.

Bên cạnh KĐT mà “ông lớn” BĐS vừa trúng đấu giá, giá đất ở các KĐT mới khác như đường Trần Bình Trọng, Bắc Sông Hiếu, Nam Đông Hà,… cũng “leo thang” theo ngày với giá trung bình từ 20 – 35 triệu đồng/m2 trong khi trước đó giá đất các khu vực này dao động khoảng 9 -12 triệu đồng/m2.

Tại Hà Tĩnh, sau làn sóng COVID -19 lần thứ 4 cùng với thông tin nhiều “ông lớn” BĐS sắp đổ bộ một số khu vực như Kỳ Anh, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Can Lộc,… đã tạo cơ hội cho nhiều nhóm đầu cơ “thổi giá” đất để tạo dư địa.

Điển hình là mới đây, ông Nguyễn Tất Cương, Bí thư Đảng ủy UBND xã Thạch Thắng, huyện Thạch Hà cho biết phiên đấu giá 8/8 lô đất khu quy hoạch dân cư đồng Le Le vượt giá khởi điểm hơn 13,639 tỷ đồng, thu về hơn 18,716 tỷ đồng (vượt từ 50 - 54 bước giá/lô). Ông Cương nhận định đây là lần đầu tiên ông chứng kiến việc giá đất ở địa phương tăng chóng mặt như thế này, thậm chí mức giá này còn cao hơn nhiều lần giá đất ở thành phố.

Tại Bắc Giang thị trường BĐS cũng "sốt" nóng khi địa phương ồ ạt tổ chức các phiên đấu giá đất khắp nơi với giá trúng chênh lệch hàng trăm tỷ đồng so với giá khởi điểm. Thậm chí nhiều khu vực, đất giáp núi cũng hút người mua.

Các phiên đấu giá ở Bắc Giang luôn thu hút hàng trăm người tham gia, một số nhà đầu tư còn đặt bàn ghế ngay cửa trung tâm đấu giá để rao bán và chuyển nhượng luôn lô đất vừa trúng.

Các phiên đấu giá ở Bắc Giang luôn thu hút hàng trăm người tham gia, một số nhà đầu tư còn đặt bàn ghế ngay cửa trung tâm đấu giá để rao bán và chuyển nhượng luôn lô đất vừa trúng.

Chẳng hạn như 46 lô đất giáp núi ở khu dân cư Thần Nông (xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam) sau phiên đấu giá có tổng giá trị hơn 40,1 tỷ đồng, chênh lệch so với giá khởi điểm 20 tỷ đồng.

Đặc biệt vừa đây, Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài sản (Sở Tư pháp TP.HCM) tổ chức bán đấu giá 4 lô đất gồm lô mang ký hiệu 3-5, 3-8, 3-9, 3-12 thuộc khu chức năng số 3 khu dân cư phía Bắc, Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Kết quả, lô đất 3-5 đã được bán thành công với giá 3.820 tỷ đồng, cao gấp 6,6 lần so với giá khởi điểm; lô đất 3-8 được đấu giá thành công với mức giá 4.000 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với giá khởi điểm; lô đất 3-9 bán đấu giá thành công ở mức 5.026 tỷ đồng, cao gấp 7 lần so với giá khởi điểm; lô đất 3-12 đã bán thành công với giá 24.500 tỷ đồng, cao gấp 8,3 lần so với mức giá khởi điểm.

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ “sập bẫy”

Nhận định về tình hình thị trường BĐS hiện tại, ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Hà Tĩnh cho biết, thực tế thì các vị trí đất đẹp của trung tâm thành phố giá tăng không đáng kể, lượng người giao dịch không nhiều. Và tình trạng “thổi giá” xuất hiện chủ yếu ở vùng nông thôn với số lượng nhà đầu tư tham gia rất đông.

Trong khi đó, Hội môi giới BĐS Hà Tĩnh cho rằng, thời gian qua có khá nhiều nhà đầu tư lớn từ ngoại tỉnh vào Hà Tĩnh “tạo sóng” BĐS bằng việc “ôm” một lúc 15 - 30 lô đất với giá vượt từ 7-10 bước. Để đến thời điểm thích hợp thì tung quân làm chiêu trò “thổi giá” đất rồi hưởng lợi.

Các chuyên gia BĐS khuyên các nhà đầu tư nếu không xác định được vị trí của mình đang ở đâu trong nhóm các nhà đầu tư mà cứ lao vào những cơn “sốt đất” thì sẽ dễ bị “đóng băng” tài sản, thậm chí mất trắng.

Các chuyên gia BĐS khuyên các nhà đầu tư nếu không xác định được vị trí của mình đang ở đâu trong nhóm các nhà đầu tư mà cứ lao vào những cơn “sốt đất” thì sẽ dễ bị “đóng băng” tài sản, thậm chí mất trắng.

Đồng quan điểm, Savills Việt Nam cho rằng, sự tăng giá “nóng” của thị trường nhà đất thời gian gần đây chủ yếu là đầu cơ thay vì dựa trên nhu cầu có thực. Và khi không phản ánh nhu cầu thực của thị trường thì “cơn sốt” chắc chắn phải hạ nhiệt.

TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhận định, thị trường BĐS những tháng cuối năm sẽ tiếp tục tăng cao do sự khan hiếm nguồn cung cộng với thuế đất, giá nguyên vật liệu, thiết bị, chi phí nhân công gia tăng.

Tuy nhiên, ông Đính cho rằng với những người có nhu cầu tìm mua BĐS thời điểm này cần nghiên cứu kỹ thị trường, quy hoạch khu vực mình định xuống tiền, tránh đổ xô vào những khu vực đã và đang tăng “nóng” vì những nơi ấy giá đất đang ở “đỉnh sóng”, nếu không tìm hiểu kỹ, nhà đầu tư sẽ dễ "sập bẫy" và “mắc cạn”.

Lập Đông

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/chuyen-gia-canh-bao-nguy-co-sap-bay-trong-con-sot-dat-cuoi-nam-post1400762.tpo