Chuyên gia Nhật Bản phản pháo phát ngôn của công ty Thoát nước Hà Nội về thí điểm làm sạch sông Tô Lịch

Căng thẳng, bức xúc là cảm xúc chung của các chuyên gia Nhật Bản cũng như Chủ tịch công ty JVE trong buổi gặp tại khu vực thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano. Họ bức xúc không phải vì kết quả khảo sát suốt 2 tháng ròng 'đổ sông đổ bể' và làm lại từ đầu mà vì những phát ngôn của đại diện công ty Thoát nước Hà Nội thời gian qua.

Trước thông tin JVE làm việc rất độc lập và không có thành lập một hội đồng chuyên môn khoa học đánh giá, lãnh đạo công ty JVE đã có nhưng phản bác về vấn đề này.

Trước thông tin JVE làm việc rất độc lập và không có thành lập một hội đồng chuyên môn khoa học đánh giá, lãnh đạo công ty JVE đã có nhưng phản bác về vấn đề này.

Sáng 26/7, tại khu vực thí nghiệm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano, đại diện công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) và các chuyên gia Nhật Bản đã có thông tin tới báo chí về quá trình thực hiện thí nghiệm.

Trước hết về thông tin buổi họp báo giao ban giữa các Sở ngành và công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và JVE, diễn ra ngày 22/7, TS. Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến Thương mại- Môi trường Nhật Bản cho hay đơn vị này không tham dự cuộc họp, nên một số thông tin phản ánh không chính xác.

TS. Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến Thương mại- Môi trường Nhật Bản.

TS. Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến Thương mại- Môi trường Nhật Bản.

Trả lời về việc có hay không JVE đổ lỗi cho Hà Nội trong việc xả nước, ông Yamamura nói: “Ngay công văn gửi Thủ tướng Chính phủ công ty chúng tôi không hề có một lời đổ lỗi cho bên phía Việt Nam mà chúng tôi đã khẳng định việc xả nước của bên phía công ty Thoát nước là đảm bảo an toàn cho người dân trên thành phố Hà Nội".

Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng, nếu như nhà chức trách Hà Nội thông báo sớm hơn việc xả nước thì đã không có sự cố như ngày hôm nay: "Ở Nhật Bản, việc xả nước như xả lũ liên quan đến tính mạng con người thì thường báo trước 3-5 ngày hoặc 7-10 ngày để đảm bảo an toàn cho vùng hạ lưu, việc xả nước này chúng tôi không hề được thông báo. Đơn vị của chúng tôi chỉ được thông báo 15 phút, nếu như được thông báo trước 1 ngày thì JVE đã có giải pháp thì sẽ không để ra sự cố như ngày hôm nay”.

Việc đơn vị công ty Thoát nước Hà Nội cảnh báo không nên thí ngiệm công nghệ vào mùa mưa mà nên chuyển sang làm vào mùa khô, chuyên gia Nhật Bản cho rằng, các chuyên gia đã điều tra rất kĩ tại Hà Nội là có hai mùa mưa và khô rõ rệt, cũng như đã có kinh nghiệm làm nhiều con sông trên thế giới, ngay cả bão to hơn nữa công nghệ Nano vẫn không có vấn đề gì.

"Vấn đề ở đây là lượng nước xả bất ngờ lên đến gấp 10 lần, mà chảy liên tục trong 3 ngày mà chỉ thông báo trước 15 phút khiến công ty không kịp trở tay.

Đại diện công ty Thoát nước không hiểu vấn đề khi nghĩ rằng, việc tràn nước vào khu quây trình diễn xử lý bùn của chúng tôi mới là nguồn cơn gây ra việc hệ vi sinh vật bị cuốn trôi hết đi", vị này nói.

TS. Tadashi Yamamura cho rằng, công nghệ Nano mà đơn vị này thực hiện là nhà máy xử lý nước thải trực tiếp trên dòng sông trên hiện trạng có nước thải chảy vào liên tục. Nên nếu với lượng nước gấp 10 lần, nhưng có thông báo trước thì có thể tránh.

TS. Tadashi Yamamura có chuyến công tác tại Việt Nam đã trả lời những thắc mắc mà dư luận quan tâm về thí điểm làm sạch sông Tô Lịch.

TS. Tadashi Yamamura có chuyến công tác tại Việt Nam đã trả lời những thắc mắc mà dư luận quan tâm về thí điểm làm sạch sông Tô Lịch.

Về việc tại sao không làm cuối nguồn mà lại làm đầu nguồn, chuyên gia Nhật Bản cho rằng, phát ngôn của đại diện công ty Thoát nước Hà Nội không chính xác: "Với 4 máy chạy trực tiếp như thế thì người bình thường cũng có thể nhìn ra được, nếu làm cuối nguồn thì công nghệ Nano phải xử lý nước chảy của cả dòng sông chứ không chỉ kiểm tra tính năng của 4 máy nữa".

“Tổng giám đốc công ty Thoát nước nói rằng việc xử lý này phải trả tiền cho JVE, tuy nhiên việc thử nghiệm này chúng tôi hoàn toàn tài trợ miễn phí. Như những thí nghiệm khác nếu như xảy ra thiệt hại mà không thông báo trước thì phải đền bù, nhưng chúng tôi vẫn không có một lời trách móc nào hay bắt đền một chi phí nào cả. Chỉ khi nào thành công và được phê duyệt dự án xử lý cả dòng sông, khi đó là câu chuyện của dự án thông thường", TS. Tadashi Yamamura bức xúc nói.

Phản bác lại thông tin JVE làm việc độc lập và không có thành lập một hội đồng chuyên môn khoa học đánh giá, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT công ty JVE đã phủ nhận điều này. Ông này cho biết, JVE đã đề xuất tới sở Xây dựng các nhà khoa học hàng đầu như: GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh; GS.TS.NGND. Trần Hiếu Nhuệ; GS.TS.NGND. Ngô Đình Tuấn; và GS.TS. Đặng Đình Kim- nguyên Phó Viện trưởng Viện công nghệ môi trường. Tuy nhiên, sở Xây dựng đã không đồng ý việc này.

"Khi đó, sở Xây dựng có văn bản về việc thực hiện theo đúng chỉ đạo của UBND Thành phố tại Công văn 142/TB-VP ngày 9/5/2019 là chỉ thành lập "Nhóm Công tác" chỉ bao gồm thành viên các Sở, ngành liên quan còn Hội đồng khoa học thì thành lập sau khi có kết quả quá trình thí điểm", ông Tuấn Anh giải thích.

Ông Nguyễn Tuấn Anh rất bức xúc khi bị nghi ngờ giấu giếm.

Ông Nguyễn Tuấn Anh rất bức xúc khi bị nghi ngờ giấu giếm.

“Công ty Thoát nước Hà Nội phát ngôn như kiểu công ty chúng tôi giấu giếm điều gì khuất tất, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chuyên gia Nhật Bản. Tôi nghĩ rằng bên phía công ty Thoát nước cần thận trọng trong việc phát ngôn đặc biệt là đối với phía Nhật Bản”, ông Tuấn Anh bức xúc.

Các chuyên gia Nhật Bản cho biết việc làm sạch được sông Tô Lịch phải đáp ứng được các yếu tố chính như sự ô nhiễm mùi hôi thối, chúng ta phải xử lý vấn đề này đầu tiên. Cùng với đó là phải xử lý được lượng bùn tồn đọng dày đến cả mét trên dòng sông Tô Lịch, bởi khi nạo vét cũng không thể hết được. Ngoài ra, sẽ nảy sinh bài toán tìm nơi chôn lấp bùn, và việc này rất lãng phí và gây ô nhiễm cho người dân.

Cuối cùng, ông Tuấn Anh khẳng định việc làm sạch dòng sông Tô Lịch là trách nhiệm của mọi người, đồng thời phải có giải pháp giúp cho người dân được hưởng tối thiểu cuộc sống bình thường.

Trước đó, chiều ngày 23/7, tại cuộc họp giao ban báo chí do Thành Ủy Hà Nội tổ chức, ông Hùng cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã lưu ý với công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) về việc hạ xả mức nước Hồ Tây khi mưa lớn. Bên cạnh đó, ông Hùng cũng cho rằng, việc các chuyên gia Nhật và JVE thí điểm xử lý nước trên sông Tô Lịch là hoàn toàn độc lập và không có hội đồng khoa học đánh giá.

Hữu Thắng- Di Hân

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/chuyen-gia-nhat-ban-phan-phao-phat-ngon-cua-cong-ty-thoat-nuoc-ha-noi-ve-viec-thi-diem-lam-sach-song-to-lich-a443289.html