Chuyện ít biết về dân tộc nào đàn ông mang họ Điểu, đàn bà họ Thị

Gần như tất cả đàn ông đều mang họ Điểu, đàn bà họ Thị, dân tộc này có cách đặt tên và họ được cho là kỳ lạ ở Việt Nam.

Theo sách "Cách dùng họ và đặt tên của các dân tộc Việt Nam", gần như tất cả đàn ông của dân tộc Xtiêng (Stiêng) đều mang họ Điểu (Điểu Dố, Điểu Hơn, Điểu Ly…), còn đàn bà đều có họ Thị (Thị Then, Thị Nến, Thị Hương…). Đây là một trong những cách đặt tên được cho rằng kỳ lạ.

Theo sách "Cách dùng họ và đặt tên của các dân tộc Việt Nam", gần như tất cả đàn ông của dân tộc Xtiêng (Stiêng) đều mang họ Điểu (Điểu Dố, Điểu Hơn, Điểu Ly…), còn đàn bà đều có họ Thị (Thị Then, Thị Nến, Thị Hương…). Đây là một trong những cách đặt tên được cho rằng kỳ lạ.

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở, người Xtiêng ở Việt Nam có hơn 85,4 nghìn người, sinh sống tại 34 tỉnh, thành. Bình Phước có nhiều người Stiêng cư trú nhất (hơn 81 nghìn người, chiếm 95,6% tổng số người dân tộc này ở Việt Nam). Tiếp đến là các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng.

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở, người Xtiêng ở Việt Nam có hơn 85,4 nghìn người, sinh sống tại 34 tỉnh, thành. Bình Phước có nhiều người Stiêng cư trú nhất (hơn 81 nghìn người, chiếm 95,6% tổng số người dân tộc này ở Việt Nam). Tiếp đến là các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng.

Người Xtiêng có ngôn ngữ riêng của mình, là tiếng Xtiêng, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khemer. Mặc dù tỷ lệ biết tiếng Việt cao, nhưng khi giao tiếp, trò chuyện trong gia đình, cộng đồng, người Xtiêng vẫn giữ tiếng nói của mình. 81,2% người Xtiêng dùng tiếng dân tộc trong giao tiếp.

Người Xtiêng có ngôn ngữ riêng của mình, là tiếng Xtiêng, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khemer. Mặc dù tỷ lệ biết tiếng Việt cao, nhưng khi giao tiếp, trò chuyện trong gia đình, cộng đồng, người Xtiêng vẫn giữ tiếng nói của mình. 81,2% người Xtiêng dùng tiếng dân tộc trong giao tiếp.

Các nghi lễ cộng đồng tiêu biểu của người Xtiêng bao gồm: Cúng thần lúa, cúng thần rừng, lễ đâm trâu, cúng rẫy, cúng sóc. Các tín ngưỡng nghi lễ của người Xtiêng phải kể đến lễ cúng cơm mới (paba Khiêu) - nghi lễ quan trọng có ảnh hưởng tình cảm đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng người Xtiêng. Lễ cúng cơm mới thể hiện tấm lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho người Xtiêng. Nó được tổ chức vào những dịp thu hoạch mùa màng bội thu.

Các nghi lễ cộng đồng tiêu biểu của người Xtiêng bao gồm: Cúng thần lúa, cúng thần rừng, lễ đâm trâu, cúng rẫy, cúng sóc. Các tín ngưỡng nghi lễ của người Xtiêng phải kể đến lễ cúng cơm mới (paba Khiêu) - nghi lễ quan trọng có ảnh hưởng tình cảm đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng người Xtiêng. Lễ cúng cơm mới thể hiện tấm lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho người Xtiêng. Nó được tổ chức vào những dịp thu hoạch mùa màng bội thu.

Tôn giáo tín ngưỡng của người Xtiêng có nhiều thay đổi từ sau năm 1975, nhất là 20 năm trở lại đây. Trước kia, người Xtiêng theo tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, nhưng khoảng từ thập kỷ 80, họ chuyển sang đạo Tin lành và Thiên chúa. Số lượng người Xtiêng theo đạo đạo Tin lành và Thiên chúa ngày càng gia tăng, có những thôn chiếm 100%.

Tôn giáo tín ngưỡng của người Xtiêng có nhiều thay đổi từ sau năm 1975, nhất là 20 năm trở lại đây. Trước kia, người Xtiêng theo tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, nhưng khoảng từ thập kỷ 80, họ chuyển sang đạo Tin lành và Thiên chúa. Số lượng người Xtiêng theo đạo đạo Tin lành và Thiên chúa ngày càng gia tăng, có những thôn chiếm 100%.

Trang phục của người Xtiêng khá đơn giản, đàn bà mặc váy, đàn ông đóng khố. Mùa đông, người ta choàng tấm vải để chống rét. Người Xtiêng để tóc dài búi sau gáy, tai sâu lỗ, hoa tai bằng gỗ, ngà voi và xăm mặt, xăm mình với những hoa văn giản đơn. Nam, nữ, già, trẻ đều thích đeo các loại vòng. Trẻ em còn nhỏ đeo lục lạc ở hai cổ chân.

Trang phục của người Xtiêng khá đơn giản, đàn bà mặc váy, đàn ông đóng khố. Mùa đông, người ta choàng tấm vải để chống rét. Người Xtiêng để tóc dài búi sau gáy, tai sâu lỗ, hoa tai bằng gỗ, ngà voi và xăm mặt, xăm mình với những hoa văn giản đơn. Nam, nữ, già, trẻ đều thích đeo các loại vòng. Trẻ em còn nhỏ đeo lục lạc ở hai cổ chân.

Theo Bảo tàng tỉnh Bình Phước, Lập Wăng - Poh là lễ hội lập làng mới - một trong những lễ hội có quy mô lớn của cộng đồng cư dân Xtiêng. Đây cũng là lễ hội khá đặc biệt, bởi hai nghi lễ của lễ hội cách nhau khoảng thời gian khá dài (thường là 3 năm), bắt đầu từ lễ chọn đất lập làng và kết thúc bằng lễ ăn mừng làng (sóc) mới.

Theo Bảo tàng tỉnh Bình Phước, Lập Wăng - Poh là lễ hội lập làng mới - một trong những lễ hội có quy mô lớn của cộng đồng cư dân Xtiêng. Đây cũng là lễ hội khá đặc biệt, bởi hai nghi lễ của lễ hội cách nhau khoảng thời gian khá dài (thường là 3 năm), bắt đầu từ lễ chọn đất lập làng và kết thúc bằng lễ ăn mừng làng (sóc) mới.

Người Xtiêng ưa thích âm nhạc, nhạc cụ thường thấy nhất là bộ chiêng 6 cái. Chiêng không được gõ ở ngoài nhà, trừ ngày lễ đâm trâu. Chiêng dùng trong hội lễ, cả trong bộc lộ tình cảm, hòa giải xích mích giữa các gia đình. Ngoài chiêng, cồng, khèn bầu cũng được người Xtiêng ưa thích.

Người Xtiêng ưa thích âm nhạc, nhạc cụ thường thấy nhất là bộ chiêng 6 cái. Chiêng không được gõ ở ngoài nhà, trừ ngày lễ đâm trâu. Chiêng dùng trong hội lễ, cả trong bộc lộ tình cảm, hòa giải xích mích giữa các gia đình. Ngoài chiêng, cồng, khèn bầu cũng được người Xtiêng ưa thích.

Người giữ hồn dân tộc Xtiêng ở vùng biên Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc giữ gìn văn hóa truyền thống các dân tộc sẽ đảm bảo cho nước ta có nền văn hóa phong phú và đa dạng.

Theo Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chuyen-it-biet-ve-dan-toc-nao-dan-ong-mang-ho-dieu-dan-ba-ho-thi-1489823.html