Chuyện về những bức tranh dang dở của họa sĩ chưa bao giờ vẽ ban đêm

Nhân 49 ngày mất của danh họa Hồ Hữu Thủ, các nhà sưu tầm tranh và người nhà của ông tổ chức trưng bày các tác phẩm, trong đó có 2 bức dang dở chưa kịp hoàn thành.

Các nhà sưu tập cùng gia đình cố họa sĩ Hồ Hữu Thủ vừa tổ chức trưng bày bộ tranh từ năm 1980 đến tác phẩm dang dở cuối cùng trước khi ông mất với chủ đề Tưởng nhớ cố họa sĩ Hồ Hữu Thủ, tại Nhà Trưng bày triển lãm Thành phố.

Đại diện đơn vị tổ chức - Ngôi nhà nghệ thuật SANN - cho biết đây là trưng bày đầy đủ nhất các tác phẩm của Hồ Hữu Thủ từ trước đến nay, có cả những tác phẩm phác thảo gần như đầu tiên vào năm 1980.

Đại diện đơn vị tổ chức - Ngôi nhà nghệ thuật SANN - cho biết đây là trưng bày đầy đủ nhất các tác phẩm của Hồ Hữu Thủ từ trước đến nay, có cả những tác phẩm phác thảo gần như đầu tiên vào năm 1980.

Trưng bày giới thiệu 50 tác phẩm từ sơn mài khổ lớn nhất đến bộ tranh phác thảo chưa được sáng tác. Trong đó, có 30 phác thảo chưa được sáng tác thành tranh, sơn dầu trên giấy từ những năm tháng khó khăn...

Họa sĩ Hồ Hồng Lĩnh - con trai danh họa Hồ Hữu Thủ bên 2 bức tranh còn dang dở của cha.

Họa sĩ Hồ Hồng Lĩnh - con trai danh họa Hồ Hữu Thủ bên 2 bức tranh còn dang dở của cha.

Có những tác phẩm đang vẽ dở dang khi họa sĩ ra đi chưa kịp hoàn thành cũng được gia đình trưng bày lần này. Một bức tranh ông đang vẽ thiếu nữ và trăng, một bức tranh vẽ thiếu nữ và hoa sen đều chưa kịp đặt tên.

Họa sĩ Hồ Hồng Lĩnh - con trai Hồ Hữu Thủ, cho biết cha anh vẽ khoảng 5.000 bức tranh với nhiều kích thước. Phần lớn tranh được các nhà sưu tập lưu giữ.

Họa sĩ Hồ Hồng Lĩnh - con trai Hồ Hữu Thủ, cho biết cha anh vẽ khoảng 5.000 bức tranh với nhiều kích thước. Phần lớn tranh được các nhà sưu tập lưu giữ.

Họa sĩ Hồ Hồng Lĩnh chia sẻ: “Cha tôi thích vẽ thiếu nữ, ngựa, chim, sen, trăng, cây đàn. Ông vẽ theo trường phái lãng mạn siêu thực đậm chất thơ. Vậy nên nhiều bạn bè của ông là nhà thơ thích lấy tranh để minh họa cho các tập thơ như nhà thơ Nguyễn Duy Thức, Trần Tuấn Kiệt…”.

“Tranh của cha tôi không bị phụ thuộc vào ánh sáng thực, ông muốn cho sáng chỗ nào thì chỗ đó sáng. Việc không bị định kiến về quy luật ánh sáng lại là thế mạnh của ông” - họa sĩ Hồ Hồng Lĩnh tâm sự.

“Tranh của cha tôi không bị phụ thuộc vào ánh sáng thực, ông muốn cho sáng chỗ nào thì chỗ đó sáng. Việc không bị định kiến về quy luật ánh sáng lại là thế mạnh của ông” - họa sĩ Hồ Hồng Lĩnh tâm sự.

Danh họa Hồ Hữu Thủ có hơn 60 năm tận tụy với nghề. Một điều đặc biệt là ông chưa bao giờ vẽ ban đêm, ông ngưng vẽ khi mặt trời xuống. Con trai Hồ Hữu Thủ nói vui rằng ông như một công chức, vẽ tranh có giờ giấc, sáng vẽ từ 8h30 đến 11h; chiều vẽ từ 14h đến 16h. Bữa nào không thấy ông vẽ là biết ông mệt trong người.

Trưng bày tưởng nhớ cố họa sĩ Hồ Hữu Thủ với chủ đề Từ bộ sưu tập năm 1980 tới tác phẩm cuối cùng, tại Nhà Trưng bày triển lãm Thành phố (số 92, Lê Thánh Tôn, Quận 1, TPHCM), diễn ra từ ngày 27/10 đến ngày 5/11.

Họa sĩ Hồ Hữu Thủ sinh năm 1940, tại Thủ Dầu Một (Bình Dương). Ông lập nghiệp và tạo nên danh tiếng tại TPHCM. Ông từng tốt nghiệp trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn, sau đó ông giảng dạy Mỹ thuật Sài Gòn.

Họa sĩ Hồ Hữu Thủ sinh năm 1940, tại Thủ Dầu Một (Bình Dương). Ông lập nghiệp và tạo nên danh tiếng tại TPHCM. Ông từng tốt nghiệp trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn, sau đó ông giảng dạy Mỹ thuật Sài Gòn.

Sau năm 1975, ông là Hội viên Hội Mỹ thuật TPHCM và Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông là họa sĩ tạo ra phong cách vẽ tranh sơn mài mới, được gọi là "sơn ta Việt Nam". Hồ Hữu Thủ qua đời ngày 9/9, hưởng thọ 84 tuổi.

Tuấn Chiêu

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/danh-hoa-ho-huu-thu-va-nhung-buc-tranh-dang-do-cuoi-cung-2336184.html