Chuyệt thật như đùa... rùa biển khổng lồ 100 tuổi lần đầu sinh con
Con rùa biển 100 tuổi Santa Cruz Galápagos phương Tây lần đầu tiên làm mẹ. Nó sinh sản sau khi kết đôi với một con rùa đực cùng tuổi ở vườn thú Philadelphia, Mỹ.

Santa Cruz Galápagos phương tây - con rùa biển khổng lồ có nguy cơ tuyệt chủng đã trở thành cá thể sinh con lần đầu ở độ tuổi cao nhất trong loài sau khi sinh đứa con đầu lòng ở độ tuổi khoảng 100. Ảnh: Philadelphia Zoo.

Cụ thể, Vườn thú Pennsylvania ở Pennsylvania, Mỹ, gần đây ấp thành công trứng của con rùa Santa Cruz Galápagos phương tây (Chelonoidis niger porteri) lớn tuổi tên Mummy. Các nhân viên vườn thú không biết chính xác độ tuổi của Mommy nhưng nó đã ở vườn thú này hơn 90 năm. Ảnh: Philadelphia Zoo.

Rùa Santa Cruz Galápagos phương tây là loài cực kỳ nguy cấp ở quê nhà của chúng là quần đảo Galápagos. Hiện chỉ còn chưa đến 50 cá thể rùa Santa Cruz Galápagos phương tây được nuôi tại các vườn thú Mỹ. Đây là lần đầu tiên vườn thú Philadelphia ấp nở trứng loài rùa này trong lịch sử hơn 150 năm hoạt động. Ảnh: Philadelphia Zoo.

"Đây là một cột mốc quan trọng trong lịch sử của Vườn thú Philadelphia và chúng tôi không thể không chia sẻ tin vui này với mọi người. Mommy đã tới vườn thú năm 1932, có nghĩa bất cứ ai từng ghé thăm vườn thú trong 93 năm qua chắc chắn đã từng gặp nó", Jo-Elle Mogerman, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Vườn thú Philadelphia cho biết. Ảnh: Philadelphia Zoo.

Rùa Santa Cruz Galápagos phương tây là phân loài của rùa Galápagos. Đây là loài rùa lớn nhất trên Trái đất. Cá thể đực thường lớn hơn nhiều so với cá thể cái khi dài khoảng 1,8m, nặng 260 kg. Ảnh: Philadelphia Zoo.

Hoạt động của con người trên quần đảo Galápagos đã tiêu diệt vài loài rùa và đẩy rùa Santa Cruz Galápagos phương tây tới bờ tuyệt chủng. Trong lịch sử, các thủy thủ đã khiến số lượng rùa sụt giảm khi săn bắt chúng để lấy thịt. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, con người cũng ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng và đưa nhiều loài xâm hại như dê tới cạnh tranh thức ăn với rùa cũng như mèo và chuột chuyên ăn thịt rùa non và trứng. Ảnh: Philadelphia Zoo.

Mommy là một phần trong chương trình nhân giống nuôi nhốt ở vườn thú Mỹ nhằm giúp bảo vệ an toàn phân loài rùa Santa Cruz Galápagos phương tây. Sau nhiều năm, Mommy sinh con lần đầu tiên sau khi ghép đôi với một con đực tên Abrazzo cũng khoảng 100 tuổi. Abrazzo chuyển tới Philadelphia năm 2020 sau khi một thời gian sống ở vườn thú Riverbanks tại Nam Carolina. Ảnh: Philadelphia Zoo.

Sau khi giao phối với Abrazzo, Mommy đẻ 16 quả trứng vào tháng 11/2024. Nhân viên vườn thú đã thu gom trứng và đặt vào lồng ấp nhân tạo. Giống như hầu hết loài rùa, giới tính của rùa đang ấp được xác định bởi nhiệt độ ấp trứng. Ảnh: Philadelphia Zoo.

Nhiệt độ dưới 28 độ C tạo ra con đực trong khi nhiệt độ trên 29,5 độ C tạo ra cá thể cái. Nhân viên vườn thú ấp một nửa số trứng ở nhiệt độ dành cho con đực và nửa còn lại ở nhiệt độ dành cho con cái. Đến nay, chỉ có rùa cái chào đời. Ảnh: Philadelphia Zoo.

Rùa và nhiều loài bò sát khác có khả năng sinh sản trong suốt cuộc đời sau khi trưởng thành. Do đó, chúng có thể sinh sản ngay cả khi đã lớn tuổi. Giới nghiên cứu không biết chắc rùa Santa Cruz Galápagos phương tây có thể sống thọ tới mức nào nhưng một cá thể lập kỷ lục khi sống tới 171 tuổi. Ảnh: Philadelphia Zoo.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.