Clip: 'Kỳ đà phản đòn hạ gục hổ mang chúa, cái kết đầy bất ngờ trong cuộc đối đầu không cân sức'

Cuộc đối đầu kịch tính giữa kỳ đà và hổ mang chúa đã khiến nhiều người bất ngờ với kết cục đầy kịch tính.

Rắn hổ mang chúa từ lâu đã nổi tiếng là một trong những kẻ săn mồi nguy hiểm bậc nhất trong thế giới tự nhiên. Loài rắn này, được coi là vua của các loài rắn, thuộc họ Elapidae và sinh sống chủ yếu ở các khu rừng rậm từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Với nọc độc chết người và bản tính hung hãn, hổ mang chúa không chỉ là mối đe dọa cho con người mà còn là kẻ thù đáng sợ của các loài động vật khác trong môi trường sống của chúng.

Rắn hổ mang chúa.

Rắn hổ mang chúa.

Thường xuyên săn lùng và ăn thịt các loài rắn độc khác, hổ mang chúa gần như không có đối thủ. Trong trường hợp hiếm hoi khi con mồi chủ yếu trở nên khan hiếm, chúng sẽ chuyển sang săn bắt những loài động vật nhỏ khác như thằn lằn hay chuột để thỏa mãn cơn đói.

Trong khi đó, kỳ đà – loài bò sát với kích thước lớn và lớp vảy dày bao phủ khắp cơ thể – lại là một đối thủ không hề dễ bị khuất phục. Với chiều dài có thể lên tới 2,5-3m và nặng khoảng 10kg, kỳ đà sở hữu cơ thể khỏe mạnh với đuôi dài, tứ chi phát triển và khả năng di chuyển nhanh nhẹn khi cần thiết.

Kỳ đà.

Kỳ đà.

Kỳ đà sống chủ yếu ở những vùng rừng rậm nhiệt đới, gần sông suối, đầm lầy, và thường làm tổ trong các hốc cây, kẽ đá hoặc chiếm dụng hang của loài khác. Là loài ăn thịt, chúng săn bắt các loài động vật nhỏ như chuột, bọ, ếch, rắn… nhưng lại đặc biệt thích ăn xác động vật đã chết, trứng thối và cá ươn. Dù vẻ ngoài có phần nặng nề, nhưng khi rượt đuổi con mồi, kỳ đà lại tỏ ra vô cùng nhanh nhẹn.

Trong đoạn video dưới đây, con hổ mang chúa đã chủ động tấn công một con kỳ đà. Tuy nhiên, cuộc chiến tưởng như dễ dàng đã có một cái kết đầy bất ngờ. Khi rắn hổ mang chúa lao tới với ý định cắn vào đầu kỳ đà, thì kỳ đà lại bất ngờ dùng chiếc đuôi mạnh mẽ của mình quật thẳng vào đối thủ. Cú đánh bất ngờ này khiến rắn hổ mang chúa choáng váng, mất phương hướng.

Cuộc đối đầu trực tiếp giữa hổ mang chúa và kỳ đà. (Nguồn: Transmedia).

Mặc dù đã cố gắng tấn công trở lại, nhưng nọc độc của hổ mang chúa lại không thể xuyên qua lớp da dày cộp của kỳ đà. Cuối cùng, kỳ đà đã chiếm thế thượng phong và biến hổ mang chúa thành bữa ăn của mình.

Nhiều người cho rằng kỳ đà có thể miễn nhiễm với nọc độc của rắn, nhưng theo nhà sinh vật học Daniel Bennett, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. Ông cho rằng, có lẽ lớp da dày và cứng của kỳ đà đã ngăn chặn răng nanh của hổ mang chúa tiếp xúc và bơm nọc độc vào cơ thể chúng.

Như Ý(T/H)

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/clip-ky-da-phan-don-ha-guc-ho-mang-chua-cai-ket-day-bat-ngo-trong-cuoc-doi-dau-khong-can-suc/20240811122313038