CNBC: 93% CEO Mỹ đang chuẩn bị cho suy thoái kinh tế
Theo một cuộc thăm dò gần đây nhất của Wall Street Journal, các nhà kinh tế ước tính khả năng Mỹ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới là 61%.
“Giống như việc gia cố nhà cửa, tài sản chống bão lớn, nhiều CEO đang hành động để bảo vệ mình khỏi những thiệt hại không đáng có”, CNBC trích dẫn.
Hiện khoảng 93% CEO tại Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc suy thoái trong vòng 12 đến 18 tháng tới, theo báo cáo của Conference Board.
Điều này trùng khớp với dự báo trước đó của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) tại cuộc họp tháng 3 rằng, Mỹ sẽ rơi vào một “cuộc suy thoái nhẹ” vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư dường như chưa nhận được thông báo này, vì chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 10% cho đến năm 2023.
Mặc dù nhiều người cho rằng nền kinh tế đang hướng tới suy thoái, người dân Mỹ vẫn có việc làm ổn định, chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ và thị trường chứng khoán đang tăng trưởng.
Liz Ann Sonders, giám đốc điều hành và chiến lược gia trưởng đầu tư tại Charles Schwab, cho biết: “Hiện tại, tôi chưa thấy tiền lệ nào xảy ra ở nước Mỹ. Mọi chuyện vẫn đang mơ hồ. Tuy nhiên, mọi người đã chuẩn bị để đón “bão”.
Các giám đốc chuẩn bị đón "bão"
Định nghĩa về suy thoái kinh tế còn lỏng lẻo, nhưng nhìn chung, các nhà kinh tế phân tích đó là hai quý liên tiếp nền kinh tế tăng trưởng âm. Nói chung, suy thoái kinh tế đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp cao, chi tiêu của người tiêu dùng giảm và thị trường chứng khoán giảm.
Sự suy giảm trong hoạt động kinh tế chính xác là những gì Cục Dự trữ Liên bang muốn. Trong năm qua, ngân hàng trung ương đã nhanh chóng tăng lãi suất ngắn hạn như một phần trong nỗ lực hạ nhiệt nền kinh tế, kiềm chế lạm phát tràn lan.
Nhưng Fed dường như “đang đi trên dây. Làm mọi thứ chậm lại quá nhiều, và nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái”, CNBC đưa tin.
Cho đến nay, có thể Mỹ vẫn chưa đón một cuộc suy thoái toàn bộ. Nhưng nhiều công ty nổi tiếng gần đây đã tiến hành sa thải hàng loạt nhân viên. Hàng loạt các tiêu đề báo đưa tin về nền kinh tế “bất ổn”.
Các tín hiệu hỗn hợp có thể được tạo thành từ những gì các nhà kinh tế mô tả là “suy thoái kéo dài”.
Nhiều doanh nghiệp thoát khỏi cuộc suy thoái do Covid-19 giờ đây đã rơi vào tình trạng suy thoái của chính họ.
Nói một cách rộng rãi và đơn giản, trong thời gian ngừng hoạt động, khía cạnh dịch vụ của nền kinh tế không có sẵn, vì vậy người tiêu dùng đổ xô đến hàng hóa. Sau khi mọi thứ hoạt động trở lại, người tiêu dùng quay trở lại sử dụng dịch vụ, khiến một số đối tượng được hưởng lợi từ đại dịch - nhà ở dành cho một gia đình, hàng tiêu dùng, công ty làm việc tại nhà - chìm trong cát bụi.
Nền kinh tế Mỹ sẽ chìm vào suy thoái?
Tất nhiên không thể tiên đoán tương lai, nhưng có một điều chắc chắn, Ed Yardeni, nhà kinh tế và chủ tịch của Yardeni Research, cho biết. “Nếu chúng ta rơi vào suy thoái, đó sẽ là điều tồi tệ nhất mọi thời đại.”
Mặc dù thị trường đang có xu hướng đi lên, một số công ty lớn nhất đã làm rất tốt trong khi nhiều công ty khác lại tụt lại phía sau - một dấu hiệu kinh điển cho thấy sự yếu kém của thị trường.
Hơn nữa, trong khi những người theo dõi thị trường dường như tin rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tạm dừng tăng lãi suất, thị trường dường như đang định giá dựa trên giả định rằng lãi suất sẽ sớm giảm xuống.
Nhưng một động thái như vậy của Fed sẽ chỉ xảy ra “với bối cảnh kinh tế xấu hơn nhiều so với những gì chúng ta đang thấy hiện nay,” Sonders nói.
Nói cách khác, cách duy nhất để Fed bắt đầu hạ lãi suất trong giai đoạn này là trong trường hợp nền kinh tế trượt dốc.
Trong danh mục đầu tư chứng khoán, Chaudhuri khuyên các nhà đầu tư nên tập trung vào những công ty được gọi là chất lượng cao — những công ty có bảng cân đối kế toán mạnh, tỷ suất lợi nhuận mở rộng và đã thể hiện khả năng phục hồi trong các cuộc suy thoái kinh tế trước đây.
Đồng thời, vị này cũng khuyến nghị chuyển sang các cổ phiếu chất lượng, đánh giá cao các công ty có dòng tiền dồi dào để tài trợ cho các hoạt động mà không phải vay nợ và có lịch sử gần đây đánh bại ước tính thu nhập.
Logic tương tự cũng áp dụng cho trái phiếu, trong đó các nhà phân tích khuyến nghị tập trung vào các khoản nợ có xếp hạng tín dụng cao không có khả năng vỡ nợ, bao gồm trái phiếu kho bạc và nợ doanh nghiệp cấp đầu tư.
Điệp Nguyễn (Theo CNBC)