Cô gái phượt tứ đại đỉnh đèo liệt kê cần mang gì để chuyến đi an toàn

Kết thúc hành trình hơn 5000 km, chinh phục tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc, cô gái xinh đẹp quê An Giang đã có chia sẻ về những gì cần chuẩn bị và mang theo để hoàn thành tốt chuyến đi này.

Cô gái này được giới mê phượt biết đến với tên gọi Hà Mã (tên thật là Kiều Trinh – quê An Giang). Hà Mã vừa hoàn thành chuyến đi bằng xe máy qua hơn 20 tỉnh thành, chinh phục nhiều cung đường khó ở Tây Bắc, Tây Nguyên.

Cô đi qua các địa danh như Pù Luông (Thanh Hóa), bến Vạn Yên, Tà Xùa (Sơn La) - chinh phục sống lưng khủng long bằng xe máy, qua 4 con đèo nổi danh Tây Bắc: đèo Khâu Phạ, Mù Cang Chải (Yên Bái), đèo Ô Quý Hồ (Lào Cai), đèo Pha Đin (Sơn La), đèo Thung Khe (Hòa Bình).

Hà Mã và phút thảnh thơi giữa mênh mông núi rừng Tà Xùa – địa danh nổi tiếng để săn mây phía Băc.

Hà Mã và phút thảnh thơi giữa mênh mông núi rừng Tà Xùa – địa danh nổi tiếng để săn mây phía Băc.

Bên chiếc xe yêu quý trên cung đường huyền thoại

Bên chiếc xe yêu quý trên cung đường huyền thoại

Sau đó, Hà Mã trở lại Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh. Từ Phong Nha (Quảng Bình) đi đến Khe Sanh (Quảng Trị), chạy đến Huế - Quảng Nam rồi về KonTum, dừng lại ở Măng Đen. Sau đó cô về Tà Đùng (Đắk Nông) và TP.HCM.

Cô gái nhỏ nhắn mảnh dẻ nhưng có một hành trình khiến nhiều người khâm phục. Hình ảnh cô dừng chân tại Phan Thiết.

Cô gái nhỏ nhắn mảnh dẻ nhưng có một hành trình khiến nhiều người khâm phục. Hình ảnh cô dừng chân tại Phan Thiết.

“Mình không nói quá nhiều về chi phí, do tùy nhu cầu của mỗi người. Mình chỉ ví dụ tiền xăng mỗi ngày trung bình 230.000 đồng cho chiếc Triumph speed400 này. Điều mình muốn nói là chúng ta thường nghĩ đến sẽ đi đâu, ở đâu, ăn gì cho chuyến đi nhưng lại quên mất chúng ta cần mang theo thứ gì để hành trình an toàn và có những trải nghiệm tuyệt vời”, Hà Mã chia sẻ.

Và cô đã thống kê một hành trang tạm gọi là đầy đủ để phục vụ cho những chuyến đi xa, mọi người có thể tham khảo để giúp ích cho mỗi chuyến phươt của bản thân.

Quần áo là vấn đề đầu tiên. Hà Mã cho biết, cô chuẩn bị quần áo nhẹ, mỏng, chất liệu thoáng đặc biệt nhanh khô và ít nhăn. Thời tiết tại Việt Nam đa phần là nắng nóng, khá ít vùng lạnh nên cô chỉ mang một chiếc áo giữ ấm, mọi người cũng cần thêm phương án mặc nhiều lớp khi quá lạnh.

Trên đèo Hải Vân – quần áo côn chọn lad đồ mỏng nhẹ để nhanh khô, mặc gọn gàng.

Trên đèo Hải Vân – quần áo côn chọn lad đồ mỏng nhẹ để nhanh khô, mặc gọn gàng.

Xe được trang bị đầy đủ vật dụng.

Xe được trang bị đầy đủ vật dụng.

Thứ hai là phụ kiện cá nhân. “Mình lựa chọn đem theo móc gấp gọn và một ít xà phòng giặt đồ, vì đôi khi giặt sấy không lấy ngay được, mình có thể tự giặt và chất liệu vải đã phát huy tác dụng”, cô gái trẻ chia sẻ.

Thứ 3 là phụ kiện xe. Dù không thể tự sửa chữa xe nhưng mọi người nên mang theo vài món cơ bản phòng bị lỏng chi tiết do đường xấu, tự thân mỗi người có thể tự siết lại được. “Mình chọn 2 bộ lục giác. Mình đã dùng đến nó khi gặp sự cố ngã xe ở vùng sạt lở. Ngoài ra, mình chuẩn bị bộ vá xe dành cho loại vỏ không ruột. Mình đã sử dụng nó được 4 lần, tuy không khả quan cho những vết to nhưng có thể giúp mình di chuyển đến trung tâm, đi theo nó là bộ bơm tự động sử dụng pin, nó rất tiện và dễ sử dụng. Cuối cùng là một chiếc kềm đa năng để có thể hỗ trợ lực khi cần thiết”, Hà Mã kể.

Đồ sửa chữa xe mang theo.

Đồ sửa chữa xe mang theo.

Thứ 4 là đồ công nghệ đồng hành: một chiếc camera hành trình, pin dự phòng cho nó, cây gậy đa năng, chân máy, 2 máy ảnh và ống kính, ổ cứng để chuyển dữ liệu, cái quan trọng chính là dây sạc và sạc dự phòng.

Các món đồ công nghệ cần thiết.

Các món đồ công nghệ cần thiết.

Cuối cùng là túi y tế. Người mê phượt thường đi những đường tránh đô thị nên cần chuẩn bị túi sơ cứu cơ bản để phòng ngừa trường hợp xấu nhất.

Ngoài ra, để một chuyến đi an toàn, mọi người cần lựa chọn, bảo dưỡng và trang bị hụ kiệ phù hợp cho chiếc xe của mình.

Xe của Hà Mã là chiếc Triumph Speed 400 - em út của TRIUMPH. Cô nhận xe vào cuối tháng 4, sau gần 3 tháng trải nghiệm, đi gần 10.000 km, 2 lần thay nhớt, 2 lần đỗ xe, chạy khá nhiều địa hình, đồi núi, sìn, leo dốc, leo lề, sỏi đá, đường phố…, nó vẫn không có vấn đề nhiều. Xe có trang bị chống đổ và khung hông gắn túi nên mỗi lần ngã không ảnh hưởng nhiều đến thân và máy xe.

Nhỏ nhắn vậy nhưng khi lên đồ trông cô rất ngầu. Điểm dừng chân Đại Lãnh – Phú Yên.

Nhỏ nhắn vậy nhưng khi lên đồ trông cô rất ngầu. Điểm dừng chân Đại Lãnh – Phú Yên.

“Mặt sau” một phượt thủ “bao ngầu” là cô gái xinh đẹp. Hình ảnh tại Sa Pa – Lào Cai.

“Mặt sau” một phượt thủ “bao ngầu” là cô gái xinh đẹp. Hình ảnh tại Sa Pa – Lào Cai.

Xe có dáng ngồi khá thoải mái, sức khỏe bình thường đi 6 tiếng liên tục vẫn không có cảm giác mỏi. Cô cho biết những ngày đầu khi chạy xe cảm giác tay lái hơi cứng, về chai cả tay nhưng nếu mang đôi găng dày tí thì khắc phục được. Yên xe mềm, không mỏi mông khi đi lâu và xa, cái này cô thấy còn phụ thuộc vào chất liệu quần mỗi người mặc nữa.

Cận cảnh hành trang và chiếc xế yêu của Hà Mã. Cô còn mua những đồ dùng thiết yếu khác như bảo vệ tay lái, miếng dán bình xăng chống trượt, túi bình xăng, túi hông (có bọc chống nước nên dùng để đựng đồ rất tiện).

Cận cảnh hành trang và chiếc xế yêu của Hà Mã. Cô còn mua những đồ dùng thiết yếu khác như bảo vệ tay lái, miếng dán bình xăng chống trượt, túi bình xăng, túi hông (có bọc chống nước nên dùng để đựng đồ rất tiện).

Thủy Nguyên. Ảnh: NVCC

Nguồn Du lịch TP.HCM: https://tcdulichtphcm.vn/bi-quyet/co-gai-phuot-tu-dai-dinh-deo-liet-ke-can-mang-gi-de-chuyen-di-an-toan-c15a78838.html