Cô gái trẻ bị ung thư dạ dày vì một sai lầm khi uống nước
Chúng ta thường được khuyên nên uống nhiều nước bởi vì thói quen này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là uống nước ấm. Tuy nhiên, nhiệt độ nước như thế nào là phù hợp thì không phải ai cũng biết.
Bác sĩ Triệu Nghĩa, Phó Giám đốc Tập đoàn bệnh viện Luohu Thâm Quyến (Trung Quốc), cho biết, uống nước nói chung và uống nước ấm nói riêng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với nước ấm, uống thường xuyên không chỉ tốt cho lưu thông máu, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau, giảm căng thẳng thần kinh, ngủ ngon hơn mà còn giúp giảm cân, tăng cường trao đổi chất, đẹp da…
Ảnh minh họa
Ở nhiều quốc gia châu Á, bao gồm cả Trung Quốc thì uống nước ấm hàng ngày được xem là thói quen tốt, thậm chí còn được xếp vào bí quyết trường thọ. Tuy nhiên, bác sĩ Triệu nhấn mạnh rằng uống nước ấm cũng cần phải đúng cách và không phải ai cũng phù hợp. Nếu làm sai cách hoặc dùng sai đối tượng, nước ấm cũng có thể gây phản tác dụng mà gây ra hoặc làm trầm trọng thêm nhiều bệnh tật.
Ông dẫn chứng bằng một ca bệnh ung thư dạ dày của một cô gái họ Giả ở độ tuổi 20, quê quán Quảng Đông (Trung Quốc). Được biết, cô gái này thỉnh thoảng bị đau vùng bụng giữa, ngay bên trên rốn. Cơn đau dữ dội hơn khi cô nhịn ăn, ăn muộn giờ hoặc ăn quá no nên ai cũng cho rằng cô bị đau dạ dày.
Tuy nhiên, cô Giả mới ra trường, khó khăn lắm mới tìm được một công việc tốt nên cả kinh tế và thời gian đều eo hẹp. Cô cũng nghĩ rằng mình còn trẻ, trước giờ đều khỏe mạnh, chỉ có bụng dạ vốn yếu, kén ăn từ nhỏ nên cũng chẳng để tâm quá nhiều. Sau khi nghe một vài đồng nghiệp khuyên và tìm hiểu trên internet thấy uống nước ấm giúp giảm đau bung, tốt cho dạ dày nên cô quyết định duy trì thói quen này mỗi ngày.
Nửa năm sau, công việc ổn định hơn cũng là lúc cô Giả đột nhiên nhận ra dạ dày của mình đau thường xuyên hơn. Buổi tối đi ngủ còn hay bị trào ngược axit gây ợ chua, khó ngủ. Trước đây, những lúc như vậy cô chỉ cần uống 1 -2 cốc nước ấm là bớt đau nhưng gần đây thì cách này không còn tác dụng nữa. Vì vậy, cô quyết định xin nghỉ một ngày và tới bệnh viện thăm khám.
Thật không ngờ, kết quả nội soi chỉ ra cô bị ung thư dạ dày. Cô gái trẻ òa khóc khi biết thói quen uống nước ấm tưởng tốt hóa ra lại góp phần lớn vào quá trình gây bệnh của mình. May mắn là bệnh ung thư của cô mới ở giai đoạn đầu, có thể điều trị hiệu quả nhờ phẫu thuật cắt bỏ khối u kết hợp với dùng thuốc và thay đổi lối sống. Tuy nhiên, cô mới ở chặng đầu của tuổi 20, dù phẫu thuật thành công nhưng tỷ lệ tái phát không phải là nhỏ, chưa kể việc ăn uống hay sinh hoạt cả quãng đời sau này của cô cũng có rất nhiều thay đổi.
Những lưu ý khi uống nước để tốt cho sức khỏe
Theo bác sĩ Triệu, ngày nay không chỉ người trung niên, cao tuổi mới đề cao thói quen uống nước ấm. Không khó để bắt gặp những lời khuyên nên uống nhiều nước ấm giữa những người trẻ tuổi với nhau. Nhất là khi chị em phụ nữ “tới tháng”, khi muốn giảm cân, khi căng thẳng hoặc đau bụng, muốn giảm đau dạ dày.
Nhưng uống nước ấm cũng cần đúng cách mới phát huy được hết tác dụng. Ví dụ như với trường hợp của cô gái họ Giả kể trên, dạ dày của cô vốn bị viêm do ăn uống thất thường, hay nhịn ăn lại thường xuyên căng thẳng thức khuya. Lúc này, uống một chút nước ấm nhẹ mỗi ngày sẽ có tác dụng kháng viêm, giúp dạ dày làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, lượng nước ấm cô Giả uống quá nhiều, cô cũng lầm tưởng rằng nước có nhiệt độ càng cao càng tốt nên tuy không uống nước đến mức nóng bỏng nhưng nước cô uống luôn ở mức khoảng 60 độ C.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Triệu cho biết, với những người mắc bệnh dạ dày mãn tính, bị đau dạ dày thì nên hạn chế nước ấm. Bởi vì dù không gây bỏng như nước nóng, nước có nhiệt độ khoảng 60 độ C không những không giảm đau mà còn gây kích thích quá mức, làm tổn thương niêm mạc dạ dày vốn đã suy yếu. Cứ như vậy, lâu ngày lặp lại sẽ khó tránh khỏi bệnh ung thư dạ dày.
Ông cũng đưa ra những dấu hiệu ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu cần lưu ý như sau:
- Thường xuyên trướng bụng, đầy bụng, khó chịu hoặc đau ở vùng bụng giữa trên rốn.
- Hay bị buồn nôn, ợ nóng. Nhất là sau khi ăn quá no.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Chán ăn, ăn nhanh no.
- Ăn khó nuốt, cảm giác bị vướng trong cổ.
Còn về thói quen uống nước nói chung, bác sĩ Triệu khuyến nghị rằng nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Khi uống, hãy uống từng ngụm nhỏ và mỗi lần uống khoảng 150 - 300ml, chia ra làm nhiều lần trong ngày thay vì uống nhiều trong một lần. Nếu muốn uống nước ấm, chỉ nên uống ở nhiệt độ dao động từ 30 - 45 độ C.
Không nên sử dụng nước ấm bị đun đi đun lại nhiều lần, nhất là để qua đêm hay không có nắp đậy để bảo đảm sức khỏe. Ngoài ra, thời điểm uống nước ấm tốt nhất trong ngày là buổi sáng ngay sau khi thức dậy và khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ buổi tối.
Nguồn: HK01, Family Doctor