Cô giáo 50 tuổi ngất lịm khi đang ăn sáng, lý do phía sau khiến ai cũng bất ngờ
Cô gáo 50 tuổi đã được đưa vào viện cấp cứu sau khi ăn sáng.
Ăn sáng tưởng chừng chỉ là một hành động đơn giản trong đời sống hằng ngày, thế nhưng đôi khi lại trở thành thời điểm then chốt giúp phát hiện ra những bất thường về sức khỏe, từ đó cứu sống tính mạng người bệnh. Cách đây vài tháng trước, một trường hợp hy hữu đã xảy ra khiến giới chuyên môn và cộng đồng đặc biệt quan tâm.
Tháng 2 năm nay, BSCKI Trần Minh Thành (Khoa Hồi sức – Tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa) cho biết, các bác sĩ tại bệnh viện vừa kịp thời cấp cứu và giành giật sự sống cho bệnh nhân L.T.T.H. – một giáo viên 50 tuổi, trú tại TP Nha Trang. Theo chia sẻ từ người thân, trước đó bà H. chỉ có một số triệu chứng nhẹ như ho, sốt, sổ mũi, nên nghĩ rằng bản thân bị cảm thông thường.

Việc cô giáo 50 tuổi ngất khi ăn sáng từng gây xôn xao trong một thời gian nhất định. Ảnh: Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống
Thế nhưng vào ngày mùng 2 Tết, trong lúc được chồng chở đi ăn sáng, bà bất ngờ ngất lịm. Bệnh nhân nhanh chóng được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Yersin Nha Trang để sơ cứu, rồi chuyển cấp cứu lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa trong tình trạng hôn mê, mạch và huyết áp đều không đo được, cơ thể nổi vân tím toàn thân.
Ngay lập tức, các bác sĩ tại Khoa Hồi sức – Tích cực – Chống độc đã đặt ống thở, truyền thuốc vận mạch, dùng thuốc kháng sinh liều cao và chẩn đoán nhanh viêm cơ tim nặng – một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Nhờ phản ứng kịp thời và phác đồ điều trị hiệu quả, bệnh nhân đã có thể tỉnh táo vào ngày mùng 4 Tết, rút ống thở và chỉ còn sử dụng oxy hỗ trợ.
Viêm cơ tim là bệnh lý viêm nhiễm ở mô cơ tim, thường do virus gây ra, làm ảnh hưởng đến khả năng co bóp và bơm máu của tim. Dù có thể phục hồi sau điều trị, người bệnh cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ tim hồi phục, giảm nguy cơ tái phát và nâng cao chất lượng sống.

Người bị viêm cơ tim nên duy trì chế độ ăn giảm muối, bởi muối (natri) có thể khiến cơ thể giữ nước, làm tăng gánh nặng lên tim. Ảnh minh họa
Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, nước mắm, nước tương nên được hạn chế tối đa. Bên cạnh đó, chất béo bão hòa và cholesterol xấu (LDL) từ nội tạng động vật, đồ chiên rán cũng cần loại bỏ khỏi thực đơn, vì chúng dễ gây xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp và suy tim.
Uống đủ nước, hạn chế đồ uống có cồn, nước ngọt và caffeine là điều cần lưu ý. Đồng thời, việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày sẽ giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và tuần hoàn.

Người bị viêm cơ tim nên chú ý lựa chọn thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe. Ảnh minh họa
Thay vào đó, người bệnh viêm cơ tim nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin C, vitamin E và các chất chống oxy hóa giúp phục hồi tế bào cơ tim. Cá béo (như cá hồi, cá thu) chứa axit béo omega-3 có lợi cho tim mạch cũng nên được dùng 2–3 lần/tuần. Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên cám, hạt chia, hạt óc chó… cũng rất tốt cho tim.
Cuối cùng, người bệnh cần tuân thủ tái khám định kỳ, theo dõi nhịp tim, huyết áp và trao đổi thường xuyên với bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp theo từng giai đoạn hồi phục.