'Cô giáo của các cô giáo' và hành trình truyền lửa qua từng nét chữ

Đó là cách học trò trìu mến gọi cô Linh Phượng – người thầy đã hơn 30 năm miệt mài truyền lửa nghề, âm thầm dìu dắt biết bao thế hệ sinh viên sư phạm và giáo viên trẻ. Từ những nét chữ tròn trịa, nắn nót, cô đã góp phần làm đẹp cho nghề dạy học bằng sự chỉn chu, tận tâm và niềm tin vững chắc vào giá trị của từng con chữ.

Không phải ngẫu nhiên mà Trung tâm luyện chữ đẹp Linh Phượng Thái Nguyên do cô sáng lập trở thành địa chỉ tin cậy của sinh viên sư phạm và giáo viên từ khắp mọi miền. Bởi tại nơi ấy, người học không chỉ được rèn luyện kỹ năng viết chữ, mà còn được hun đúc tinh thần đạo nghề từ cách đứng lớp, trình bày bảng, đến việc gìn giữ nét chữ truyền thống như một cách thể hiện sự trân trọng và tôn kính với nghề dạy học.

Với phong thái nhẹ nhàng và đầy tâm huyết, cô Linh Phượng không chỉ dạy cách luyện viết chữ mà còn truyền lửa yêu nghề đến sinh viên sư phạm - những thầy cô giáo tương lai.

Với phong thái nhẹ nhàng và đầy tâm huyết, cô Linh Phượng không chỉ dạy cách luyện viết chữ mà còn truyền lửa yêu nghề đến sinh viên sư phạm - những thầy cô giáo tương lai.

Miệt mài truyền cảm hứng qua những lớp rèn chữ đầy tâm huyết, cô Linh Phượng còn được mời dạy và chia sẻ kinh nghiệm tại nhiều trường đại học, cao đẳng sư phạm, phòng Giáo dục và Đào tạo ở Thái Nguyên và các tỉnh. Cô đã trực tiếp giảng dạy các chuyên đề luyện chữ đẹp tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và tham gia các chuyên đề bồi dưỡng do phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lương, phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Thái Nguyên, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Võ Nhai, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên), hay phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum)... tổ chức.

Dù ở đâu, cô vẫn giữ phong thái nhẹ nhàng, tận tình, luôn chú trọng không chỉ kỹ năng viết chữ đẹp mà còn truyền đạt cả tình yêu nghề, sự chỉn chu và niềm tự hào với công việc "trồng người".

Cô Linh Phượng trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật viết chữ đẹp cho các thầy, cô giáo trong chuyên đề "Luyện viết chữ đẹp" do Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) tổ chức.

Cô Linh Phượng trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật viết chữ đẹp cho các thầy, cô giáo trong chuyên đề "Luyện viết chữ đẹp" do Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) tổ chức.

Các buổi chuyên đề do cô hướng dẫn không chỉ là dịp để sinh viên sư phạm rèn luyện kỹ năng trình bày bảng, luyện nét chữ, mà còn là cơ hội quý giá để học hỏi, cọ xát với những người đi trước, những thầy cô giáo trẻ đã bước vào nghề với hành trang là những dòng chữ ngay ngắn, nắn nót trên bảng xanh.

Đặc biệt, những sinh viên sư phạm từ khắp nơi đã được cô tận tình dìu dắt, không chỉ trong việc rèn nét chữ mà còn ở những kỹ năng sư phạm thực tiễn như một bước chuẩn bị vững vàng trước khi chính thức bước vào nghề giáo.

Danh xưng “Cô giáo của các cô giáo” không chỉ là sự kính trọng, mà còn là cách học trò gọi tên một ngọn lửa thầm lặng luôn cháy sáng, bền bỉ trong lòng nghề giáo.

Danh xưng “Cô giáo của các cô giáo” không chỉ là sự kính trọng, mà còn là cách học trò gọi tên một ngọn lửa thầm lặng luôn cháy sáng, bền bỉ trong lòng nghề giáo.

Cô Linh Phượng luôn tâm niệm: "Chữ viết là hình ảnh đầu tiên của người thầy trước học trò." Vì vậy, cô đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rèn luyện chữ viết đẹp và trình bày bảng sạch sẽ, rõ ràng. Với cô, rèn chữ cũng là rèn nghề là cách thể hiện trách nhiệm, sự chỉn chu và lòng tôn trọng đối với nghề dạy học. Trong mỗi buổi chia sẻ, cô luôn tận tình hướng dẫn từng chi tiết nhỏ. Đồng thời, cô không ngừng tạo điều kiện để sinh viên được thực hành, giao lưu, học hỏi để hành trang vào nghề không chỉ có kiến thức, mà còn cả thái độ và kỹ năng chuẩn mực.

Không dừng lại ở việc giảng dạy, cô Linh Phượng còn là người khởi xướng và duy trì nhiều hoạt động mang tính cộng đồng dành cho sinh viên sư phạm. Các buổi giao lưu, cuộc thi chữ đẹp miễn phí do cô tổ chức thường xuyên được mở ra cho sinh viên năm cuối và các giáo viên trẻ, tập trung vào các nội dung thực hành như trình bày bảng, rèn chữ, và kỹ năng đứng lớp. Với cô, lan tỏa tri thức là một trách nhiệm, còn giúp người khác đứng vững trên bục giảng chính là cách cô tri ân lại nghề giáo mà mình luôn trân quý.

Không chỉ truyền đạt kiến thức, cô Linh Phượng còn lan tỏa đam mê nghề giáo qua những buổi giao lưu, chuyên đề và cuộc thi chữ đẹp dành cho sinh viên sư phạm.

Không chỉ truyền đạt kiến thức, cô Linh Phượng còn lan tỏa đam mê nghề giáo qua những buổi giao lưu, chuyên đề và cuộc thi chữ đẹp dành cho sinh viên sư phạm.

Không chỉ dạy học trực tiếp, cô còn tham gia biên soạn tài liệu hướng dẫn rèn chữ và kỹ năng trình bày bảng cho sinh viên sư phạm. Những tài liệu này không chỉ là cẩm nang chuyên môn, mà còn là những “ngọn lửa nghề” cô âm thầm gửi gắm vào từng trang viết.

Cô Linh Phượng là hình ảnh chân thành và gần gũi của một người thầy luôn lấy hành động làm gương. Với cô, việc rèn chữ đẹp không phải để thể hiện tài năng, mà là cách khơi dậy tình yêu nghề trong mỗi người học. Bởi từ một nét chữ đúng, học trò có thể học được cả sự cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm và thái độ trân trọng trong công việc. Suốt nhiều năm gắn bó với nghề, cô đã cho thấy rằng: Người thầy không chỉ truyền đạt kiến thức, mà còn là người truyền cảm hứng sống và làm nghề bằng sự tận tâm, đam mê và lòng yêu thương.

Linh Hương

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/co-giao-cua-cac-co-giao-va-hanh-trinh-truyen-lua-qua-tung-net-chu-post1746015.tpo