Cơ hội của Việt Nam trong EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được ký kết vào tháng 12/2015 và dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018.
Ảnh minh họa - Vũ Sinh/TTXVN
Xét trên phương diện sách lược phát triển kinh tế với Việt Nam, hiệp định EFTA có một vị trí rất quan trọng, vì không những hiệp định này nằm trong chương trình hội nhập quốc tế, mà nó còn là bước đi quan trọng để cân bằng cán cân thương mại với các những quốc gia, đối tác kinh tế - thương mại của ta.
Trung Quốc hiện giữ một vị trí quan trọng trong giao thương với Việt Nam, về thuần thương mại, theo thống kê Việt Nam, 30% kim ngạch xuất nhập khẩu là với Trung Quốc, nếu dựa trên thống kê Trung Quốc thì chỉ số này sẽ lên đến 45%. Trên phương diện dịch vụ, đấu thầu, sự Trung Quốc cũng là đối tác hàng đầu.
Để đảm bảo lợi ích và cán cân thương mại, Việt Nam phải đa phương hóa các đối tác kinh tế và thương mại. Do đó tất cả các hiệp định FTA đều là những cứu cánh để thoát ra khỏi tình trạng này, đặc biệt những FTA với những khối có quy mô, có tiềm năng. EU là một trong những khối này, ngoài ra EU cũng có thể là con bài để thay thế Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu hiệp định này không thành công. Một tình huống rất có thể xảy ra khi cả hai ứng cử viên tổng thống Mỹ đều không tán thành hiệp ước này. Vì vậy ta buộc phải thành công với hiệp định EVFTA.
Xuất khẩu và đầu tư – hai cơ hội lớn của Việt Nam
Với EVFTA, Việt Nam vừa ký kết hiệp định thương mại tự do với khối mạnh nhất thế giới xét trên tổng sản lượng quốc nội (GDP 19.000 tỷ USD) và hai cơ hội chính được mở ra cho ta đó là xuất khẩu qua EU và tiếp nhận đầu tư từ EU.
Với dân số 510 triệu người, GDP trên đầu người là 37.000 USD, có thể nói đây là một thị trường tiềm năng nhất thế giới, trên phương diện sức mua và khả năng tiêu thụ. Nhưng đây cũng là một thì trường rất khó tiếp cận vì những đòi hỏi của người tiêu thụ rất cao và vì mức cạnh tranh cũng rất cao.
Xét trên thống kê xuất khẩu của Việt Nam qua EU, 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu là của doanh nghiệp FDI, bao gồm điện thoại, thiết bị điện tử, giầy dép, quần áo. Trên 1/3 còn lại chỉ 10% là sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là cà phê và tôm, cá. Như vậy có thể nói một mặt ta chưa làm gì, một mặt tác động của những rào cản cho tới nay của EU và mặt khác là sản phẩm của ta không phù hợp với thì trường và thiếu tính cách cạnh tranh.
Với EVFTA, không phải ta sẽ tự do xuất khẩu qua EU, có hai điều kiện chính mặt hàng phải tuân thủ đó là các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn thực phẩm và những quy tắc xuất sứ nguyên vật liệu của sản phẩm công nghệ. Vì vậy muốn xuất khẩu qua thị trường EU, ta phải có một chiến lược tiếp thị bài bản. Ta phải nắm bắt được nhu cầu và đòi hỏi của người tiêu thụ, tác động của các đối thủ cạnh tranh, rồi định ra những mặt hàng dự tính xuất khẩu, đặc tính và sự khác biệt tích cực đối với các đối thủ cạnh tranh, xây dựng hình ảnh thương hiệu Việt Nam và nắm bắt những kênh phân phối trên toàn lãnh thổ Châu Âu.
Hiệp định EVFTA sẽ ảnh hưởng nhiều đến mức đầu tư của EU vào VN, mặc dù Hiệp định chỉ cụ thể nói đến VN sẽ mở rộng cửa cho một vài ngành nghề, đó là dự đoán của tất cả các chuyên gia khi nghiên cứu về vấn đề này và cũng là kết luận của những bài trình bày về EVFTA của các chính phủ quốc gia thành viên.
Xu hướng dịch chuyển đầu tư vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã khá rõ nét. Về đầu tư, ta phải định rõ và phân biệt giữa, đầu tư tài chính và đầu tư trục tiếp vốn FDI. Về đầu tư tài chính tại châu Á-Thái Bình Dương, các nhà đầu tư còn dè dặt với những quốc gia có ảnh hưởng mạnh của hồi giáo hoạc các quốc gia bị bất ổn chính trị. Vì vậy, sau khi ổn định lại được kinh tế vĩ mô và lấy lại được mức tăng trưởng kinh tế (hạng nhì thế giới trong năm 2015), Việt Nam là một điểm đầu tư được đánh giá rất cao.
Trên thị trường đầu tư trực tiếp FDI, sự chuyển hướng đầu tư cũng rất rõ rệt. Những năm trước, các doanh nghiệp EU đua nhau mở công xưởng tại Trung Quốc hay những quốc gia mới nổi có mức lương lao động thật thấp. Nay họ nhận thấy Trung Quốc không còn là nơi cài đặt công xưởng lý tưởng, mức lương bổng đã tăng rất nhanh, lực lượng lao động đã già đi và năng xuất xuống thấp, môi trường làm việc trở nên rất khó khăn, từ đó đã xuất hiện xu thế đầu tư "Trung Quốc +" - kiếm một nơi có thể thay thế Trung Quốc để sản xuất.
Với tất cả những thay đổi trên, Việt Nam hiện có một chỗ đứng rất tốt trong những quốc gia được vốn FDI lựa chọn để thiết lập cơ xưởng mới, hoặc thay thế những cơ xưởng hiện cos ở Trung Quốc hay những quốc gia khác nếu ta biết đi theo đúng những xu hướng đươc đề cập ở trên. Những xu hướng này đã được thể hiện rõ ràng trên những hiệp định FTA thế hệ mới, như EVFTA hay TTP thông qua những quy tắc về phát triển bền vững, bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường, sản phẩm an toàn theo chuẩn mực quy định ta chỉ cần thêm vào đó sự bảo đảm chất lượng toàn diện trong thao tác cũng như trong đầu vào đầu ra sản phẩm.