Cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp thang máy Việt

Ngày 5/10, Hội thảo thông tin thang máy Quốc tế 2023 đã diễn ra tại Hà Nội với chủ đề 'Quy tắc và An toàn trong Thang máy'.

Các chuyên gia thang máy quốc tế đã có mặt tham gia Hội thảo. Ảnh AT

Các chuyên gia thang máy quốc tế đã có mặt tham gia Hội thảo. Ảnh AT

Hội thảo có sự tham dự của nhiều đơn vị trong nước và quốc tế như Hiệp hội Thang máy, Thang cuốn châu Á Thái Bình Dương (PALEA), Hiệp hội Nhà thầu Thang máy, Thang cuốn Hồng Kông (LECA); Hiệp hội Nhà thầu và Sản xuất Thang máy, Thang cuốn Singapore (SLECMA); Hiệp hội Thang máy Trung Quốc (CEA), Hiệp hội Thang máy Úc (AEA), Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA)...

Tại hội thảo, các chuyên gia đã trình bày, chia sẻ những nghiên cứu mới nhất, những vấn về cấp thiết của ngành thang máy khu vực và toàn cầu. Với chủ đề “Quy tắc và An toàn trong Thang máy” các báo cáo, trao đổi, sáng kiến đều nhằm đóng góp, hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn của ngành thang máy tại khu vực cũng như quốc tế; các chuyên gia thang máy hàng đầu thế giới sẽ trao đổi sâu về các vấn đề cấp thiết liên quan tới làn sóng khủng hoảng thang máy cũ và giải pháp bảo trì, hiện đại hóa hệ thống thang máy, thang cuốn hiện có,…

Đối với các doanh nghiệp thang máy Việt Nam, đây là cơ hội gặp gỡ, hướng tới mục tiêu chung là nâng cao an toàn ngành thang máy. Những thông tin có được sẽ giúp ngành thang máy non trẻ Việt Nam thống nhất các quy chuẩn, tiêu chuẩn thang máy hướng tới “thương mại không rào cản”. Điều này sẽ thúc đẩy thành công phát triển bền vững và mở khóa tăng trưởng xanh cho ngành thang máy Việt Nam cả trong quá trình sản xuất, lắp đặt, bảo trì bảo dưỡng.

Quang cảnh Hội thảo Thông tin Thang máy Quốc tế 2023 . Ảnh AT

Quang cảnh Hội thảo Thông tin Thang máy Quốc tế 2023 . Ảnh AT

Với dân số 100 triệu người, trong đó có 40% dân số sống ở thành thị, hiện Việt Nam có khoảng 400.000 thang máy và nhu cầu lắp mới trên 10.000 thang máy/năm. Thị trường này được Research and Markets định giá gần 400 triệu USD. Phải đến tháng 11/2014, thang máy chính thức đưa vào danh mục “Các mặt hàng đã sản xuất được trong nước”. Với tốc độ phát triển đô thị Việt Nam đầy tiềm năng, Hội thảo lần này thu hút sự tham gia của hơn 400 doanh nghiệp thang máy trong nước và nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Các doanh nghiệp đều mong muốn sớm có bộ tiêu chuẩn ngành đầy đủ, thống nhất với khu vực và thế giới.

Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam Nguyễn Hải Đức cho biết: hiện Việt Nam đã có quy chuẩn, tiêu chuẩn thang máy khâu thiết kế, lắp đặt. Nhưng chúng ta vẫn còn thiếu các quy định pháp lý trong quá trình sử dụng, ví dụ ai sẽ được bảo dưỡng thang, bao lâu thì phải thay thế thiết bị. Hội thảo lần này là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp tiếp cận kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực.

Việt Nam có khoảng 400.000 thang máy và nhu cầu lắp mới trên 10.000 thang máy/năm. Ảnh AT.

Việt Nam có khoảng 400.000 thang máy và nhu cầu lắp mới trên 10.000 thang máy/năm. Ảnh AT.

Chủ tịch PALEA Graham Worthington khẳng định VNEA là tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thang máy, thang cuốn là cầu nối các cơ quan quản lý Việt Nam, các doanh nghiệp thang máy Việt với PALEA. Chúng tôi sẽ trao đổi sâu, chia sẻ những nghiên cứu mới nhất, những vấn về cấp thiết của ngành thang máy khu vực và toàn cầu.

Viện trưởng Viện Kỹ thuật Ứng dụng Thang máy Nguyễn Đức Hạnh cho biết: các bộ Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia (QCVN) và Tiêu chuẩn Kỹ thuật Quốc gia (TCVN) liên quan tới lĩnh vực thang máy đều đang tập trung vào các yêu cầu an toàn về thiết kế và lắp đặt – giai đoạn trước khi thang máy được đưa vào sử dụng.

Để phát triển ngành thang máy, lần này VNEA đưa ra những sáng kiến của mình trong việc xây dựng Tiêu chuẩn Cơ sở ngành tập trung vào giải quyết các vấn đề an toàn chung trong quá trình vận hành và sử dụng thang máy.

Đông Hùng

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/co-hoi-phat-trien-cho-cac-doanh-nghiep-thang-may-viet.html