Cổ kính, linh thiêng điểm du lịch di tích Quốc gia đặc biệt đền Hát Môn

Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hát Môn tại xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ) vừa được UBND TP Hà Nội công nhận là điểm du lịch tại Quyết định số 4613/QĐ-UBND. Đây là tiền đề quan trọng để xã Hát Môn và huyện Phúc Thọ thúc đẩy phát triển du lịch tâm linh trong thời gian tới.

Theo Cục Văn hóa Di sản (Bộ VH,TT&DL), đền Hát Môn, còn gọi là đền Hai Bà Trưng thuộc địa bàn xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội.

Theo Cục Văn hóa Di sản (Bộ VH,TT&DL), đền Hát Môn, còn gọi là đền Hai Bà Trưng thuộc địa bàn xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội.

Một số tài liệu ghi lại, vùng Hát Môn là nơi Hai Bà Trưng tổ chức hội quân sĩ, cũng là nơi tuẫn tiết của Hai Bà Trưng khi cuộc khởi nghĩa thất bại. Tương truyền, Đền Hát Môn được khởi dựng sau khi Hai Bà Trưng hóa sinh vào cõi bất diệt.

Một số tài liệu ghi lại, vùng Hát Môn là nơi Hai Bà Trưng tổ chức hội quân sĩ, cũng là nơi tuẫn tiết của Hai Bà Trưng khi cuộc khởi nghĩa thất bại. Tương truyền, Đền Hát Môn được khởi dựng sau khi Hai Bà Trưng hóa sinh vào cõi bất diệt.

Đền quay hướng Tây Nam gồm các công trình kiến trúc chính: quán Tiên, miếu Tạm ngự, nghi môn, nhà phương đình, đàn Thề, tam quan...

Đền quay hướng Tây Nam gồm các công trình kiến trúc chính: quán Tiên, miếu Tạm ngự, nghi môn, nhà phương đình, đàn Thề, tam quan...

Trong đền còn bảo lưu được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về văn hóa, lịch sử. Trong đó bao gồm 293 di vật, cổ vật làm từ chất liệu gỗ, đá, đồng, sứ, giấy, kim loại... có niên đại trải dài từ thời Lê, Tây Sơn, Nguyễn đến nay.

Trong đền còn bảo lưu được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về văn hóa, lịch sử. Trong đó bao gồm 293 di vật, cổ vật làm từ chất liệu gỗ, đá, đồng, sứ, giấy, kim loại... có niên đại trải dài từ thời Lê, Tây Sơn, Nguyễn đến nay.

Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa được tổ chức ngày 4/9 âm lịch hàng năm. Hội đền Hát Môn được tổ chức hàng năm vào ngày 6/3 (âm lịch).

Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa được tổ chức ngày 4/9 âm lịch hàng năm. Hội đền Hát Môn được tổ chức hàng năm vào ngày 6/3 (âm lịch).

Một trong những điểm nhấn của Hội đền Hát Môn là tục làm bánh trôi và lễ rước bánh trôi dâng Hai Bà. Hàng trăm năm qua, đây đã trở thành sinh hoạt văn hóa độc đáo của vùng đất này.

Một trong những điểm nhấn của Hội đền Hát Môn là tục làm bánh trôi và lễ rước bánh trôi dâng Hai Bà. Hàng trăm năm qua, đây đã trở thành sinh hoạt văn hóa độc đáo của vùng đất này.

Với những giá trị đặc biệt, di tích Đền Hát Môn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa).

Với những giá trị đặc biệt, di tích Đền Hát Môn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa).

Dự kiến đầu tháng 10/2024, huyện Phúc Thọ sẽ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa (4/9 âm lịch) và công bố điểm du lịch di tích Quốc gia đặc biệt đền Hát Môn. Sự kiện sẽ bao gồm nhiều hoạt động lễ, hội đặc sắc; tuần hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng của huyện Phúc Thọ; liên hoan hát dân ca và nhạc cổ truyền, văn nghệ quần chúng, trò chơi dân gian, cùng các hoạt động thể thao phục vụ quần chúng Nhân dân...

Tùng Nguyễn

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/co-kinh-linh-thieng-diem-du-lich-di-tich-quoc-gia-dac-biet-den-hat-mon.html