Cổ phiếu của 'ông lớn' năng lượng Nga lao dốc sau báo cáo thu nhập gây thất vọng

Chính phủ Nga đã chỉ thị cho Gazprom, công ty từng có doanh thu lớn nhất của Nga, không trả cổ tức sau khoản lỗ kỷ lục và giá cổ phiếu lao dốc.

Lỗ ròng lần đầu sau 24 năm

Đầu tháng này, Tập đoàn năng lượng Gazprom, bao gồm cả các doanh nghiệp dầu và điện, đã công bố khoản lỗ ròng 629 tỷ rúp (6,9 tỷ USD) trong năm 2023, ghi nhận lỗ lần đầu tiên kể từ năm 1999.

Là một công ty đa quốc gia thuộc sở hữu nhà nước và là một trong những công ty khí đốt tự nhiên niêm yết công khai lớn nhất thế giới, Gazprom là nguồn tạo ra doanh thu lớn cho nền kinh tế Nga, nhưng việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã khiến tập đoàn này bị ảnh hưởng không nhỏ.

Cổ đông lớn nhất của Gazprom là chính phủ Nga, quốc gia có ngân sách đang chịu áp lực trong bối cảnh chi tiêu quân sự ngày càng tăng và kinh tế bị hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Gazprom ghi nhận khoản lỗ ròng trong bối cảnh dòng khí đốt bị hạn chế đến châu Âu, thị trường lớn nhất của Gazprom. Trong hơn 50 năm qua, Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên chính cho châu Âu. Đất nước này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mô hình kinh doanh dựa trên xuất khẩu và năng lượng giá rẻ của châu Âu.

Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, năm ngoái lượng khí đốt của Gazprom tới châu Âu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1970.

Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, năm ngoái lượng khí đốt của Gazprom tới châu Âu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1970.

Tuy nhiên, vào năm 2022, nguồn cung khí đốt của Nga cho thị trường EU bắt đầu giảm mạnh và gần như dừng hẳn do đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) bị hư hại.

Trong khi đó, giá khí đốt giảm mạnh trong bối cảnh thời tiết ôn hòa, nhu cầu chậm và hàng tồn kho tràn ngập đã góp phần khiến Gazprom thua lỗ.

Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, năm ngoái lượng khí đốt của Gazprom tới châu Âu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1970.

Không trả cổ tức

Chính phủ Nga đã chỉ thị cho Gazprom, công ty từng có doanh thu lớn nhất của Nga, không trả cổ tức sau khoản lỗ kỷ lục và giá cổ phiếu lao dốc. Điều này sẽ được thảo luận tại cuộc họp hội đồng quản trị Gazprom vào ngày 22/5.

Trong phiên 20/5, cổ phiếu của tập đoàn năng lượng đa quốc gia thuộc sở hữu nhà nước có trụ sở chính tại thành phố quê hương của ông Vladimir Putin - St. Petersburg, đã giảm hơn 5,5%, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 10/10/2022 khi các vụ nổ làm vỡ ba trong số bốn đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream).

Theo đó, cổ phiếu của Gazprom trên sàn giao dịch Moscow được giao dịch ở mức 145,03 rúp (1,60 USD), tức giảm hơn 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái (34,03%). Con số này thấp hơn hơn 60% so với 367,6 rúp (4,06 USD) được giao dịch vào ngày 15/10/2021, bốn tháng trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Trong phiên 21/5, cổ phiếu đã giảm thêm xuống còn 139,94 rúp (1,53 USD).

Gazprom đã không công bố số liệu thống kê xuất khẩu kể từ đầu năm ngoái.

Gazprom đã không công bố số liệu thống kê xuất khẩu kể từ đầu năm ngoái.

Trả lời phỏng vấn Newsweek, ông Tom O'Donnell, một nhà phân tích năng lượng tại tổ chức nghiên cứu Trung tâm Wilson ở Washington, DC, cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên kế hoạch trước chiến sự để khiến châu Âu phụ thuộc vào khí đốt đến mức nước này sẽ không hành động đoàn kết với Ukraine, nhưng chính sách này dường như đã thất bại.

“Với sự hỗ trợ của Mỹ, Qatar và những nước khác bắt đầu đưa khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào và thay thế khí đốt của Nga. Vì vậy, kết quả là ông Putin đã thua trong cuộc chiến năng lượng ban đầu với châu Âu và Gazprom mất hoạt động kinh doanh”, ông O'Donnell phân tích thêm.

Điều đó có nghĩa là Tổng thống Nga Putin phải tìm thị trường mới cho khí đốt của Nga, nguồn khí này có nguồn gốc từ Tây Siberia. Ông O'Donnell cho biết thêm rằng: “Khí đốt tại một trong những mỏ khí đốt lớn nhất thế giới đang bị mắc kẹt. Nga không thể gửi khí đốt đó đến châu Âu được nữa”.

Gazprom đã không công bố số liệu thống kê xuất khẩu kể từ đầu năm ngoái, nhưng Reuters cho biết tính toán của họ cho thấy nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của tập đoàn sang châu Âu đã giảm 55,6% xuống còn 28,3 tỷ mét khối (bcm) trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2023.

Cũng trong tháng này, Gazprom đã tiến hành đấu thầu một số tài sản của mình tại Moscow. Chúng bao gồm các tòa nhà văn phòng và phi dân cư, bãi đậu xe cũng như khu phức hợp nghỉ dưỡng và điều dưỡng spa.

Minh Đăng

Nguồn Vietnam Finance: https://vietnamfinance.vn/co-phieu-cua-ong-lon-nang-luong-nga-lao-doc-sau-bao-cao-thu-nhap-gay-that-vong-d111151.html