Cơ sở bảo dưỡng không mặn mà với công tác đăng kiểm

Sau nhiều sai phạm liên tục xảy ra tại ngành đăng kiểm, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm cứu vãn tình hình, đảm bảo nhu cầu cấp thiết của người dân. Trong đó, tại Nghị định 30/2023 của Chính phủ đã cho phép các cơ sở bảo dưỡng của doanh nghiệp sản xuất ô tô được tham gia vào công tác đăng kiểm. Tuy nhiên, đến nay các trung tâm bảo dưỡng vẫn chưa mấy mặn mà với việc tham gia vào công tác đăng kiểm.

Sau hơn nửa năm Nghị định 30/2023 có hiệu lực, dù ngành đăng kiểm đã mở rộng cửa cho phép các đại lý, sở sở bảo dưỡng có tiêu chuẩn từ 3S trở lên được tham gia vào hoạt động đăng kiểm phục vụ người dân. Tuy nhiên, theo một số đại lý, có rất nhiều yếu tố khiến các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện nhưng vẫn chưa mặn mà tham gia vào lĩnh vực này.

Cũng theo các trung tâm thì chi phí đầu tư ban đầu cho dây chuyền đăng kiểm là rất lớn, trong khi phí đăng kiểm hiện vẫn bị khống chế bởi các quy định. Đặc biệt là chưa bám sát thực tế thị trường, hơn 10 năm qua không được điều chỉnh.

Cơ sở bảo dưỡng không mặn mà với công tác đăng kiểm.

Cơ sở bảo dưỡng không mặn mà với công tác đăng kiểm.

Tuy nhiên, nhìn nhận ở góc độ quản lý nhà nước, nhiều chuyên gia cho rằng giải pháp mà Nghị định 30 đưa ra không phải là vô nghĩa. Rất có thể đây sẽ là xu hướng phát triển của ngành đăng kiểm trong tương lai.

Các chuyên gia cũng cho rằng việc các trung tâm bảo dưỡng xe không mặn mà với dịch vụ đăng kiểm dù quy định của pháp luật đã mở, cho thấy đang có nhiều ràng buộc cần được tháo gỡ trong các quy định hiện hành. Đặc biệt là trong việc quản lý giá dịch vụ đăng kiểm như hiện nay.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/co-so-bao-duong-khong-man-ma-voi-cong-tac-dang-kiem-221097.htm