Cơ sở nào để Hà Nội đề xuất tăng mức phạt lỗi giao thông so với Nghị định 168?

Thành phố Hà Nội dự kiến nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168 với 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nếu thông qua, Nghị quyết sẽ được áp dụng từ tháng 7/2025.

UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến chuyên gia, người dân về dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Đáng chú ý, trong Tờ trình dự thảo Nghị quyết, Thành phố Hà Nội dự kiến nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168 với 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nếu thông qua, Nghị quyết sẽ được áp dụng từ tháng 7/2025.

 Cơ sở nào để Hà Nội đề xuất tăng mức phạt lỗi giao thông so với Nghị định 168?

Cơ sở nào để Hà Nội đề xuất tăng mức phạt lỗi giao thông so với Nghị định 168?

Các lỗi vi phạm sẽ bị tăng tối đa mức xử phạt gấp 2 lần so với Nghị định 168

Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định “mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề”. Ô tô phạt từ 1.200.000 - 1.600.000 triệu đồng (tăng 2 lần). Xe máy phạt từ 400.000 - 800.000 nghìn đồng (tăng 2 lần) so với Nghị định 168/2024;

Dừng xe không sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, vía hệ quá 0,25 mét. Ô tô phạt từ 1.200.000 - 1.600.000 triệu đồng (tăng 2 lần) so với Nghị định 168/2024.

Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép. Xe máy phạt từ 8.000.000 - 1.200.000 triệu đồng (tăng 2 lần) so với Nghị định 168/2024.

Dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”. Ô tô phạt từ 1.200.000 - 1.600.000 triệu đồng (tăng 2 lần). Xe máy phạt từ 800.000 - 1.200.000 triệu đồng (tăng 2 lần) so với Nghị định 168/2024.

Đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”. Ô tô phạt từ 1.600.000 - 2.000.000 triệu đồng (tăng 2 lần). Xe máy phạt từ 800.000 - 1.200.000 triệu đồng (tăng 2 lần) so với Nghị định 168/2024.

Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều). Ô tô phạt từ 8.000.000 - 12.000.000 triệu đồng (tăng 2 lần). Xe máy phạt từ 1.200.000 - 1.600.000 triệu đồng (tăng 2 lần) so với Nghị định 168/2024.

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h. Ô tô phạt từ 8.000.000 - 12.000.000 triệu đồng (tăng 2 lần). Xe máy phạt từ 1.600.000 - 2.000.000 triệu đồng (tăng 2 lần) so với Nghị định 168/2024.

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h đến 35 km/h. Ô tô phạt từ 12.000.000 - 16.000.000 triệu đồng (tăng 2 lần) so với Nghị định 168/2024.

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h. Ô tô phạt từ 24.000.000 - 28.000.000 triệu đồng (tăng 2 lần) so với Nghị định 168/2024.

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h. Xe máy phạt từ 9.000.000 - 12.000.000 triệu đồng (tăng 1,5 lần) so với Nghị định 168/2024.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Ô tô phạt từ 9.000.000 - 12.000.000 triệu đồng (tăng 1,5 lần). Xe máy phạt từ 3.000.000 - 4.500.000 triệu đồng (tăng 1,5 lần) so với Nghị định 168/2024.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ô tô phạt từ 27.000.000 - 30.000.000 triệu đồng (tăng 1,5 lần). Xe máy phạt từ 9.000.000 - 12.000.000 triệu đồng (tăng 1,5 lần) so với Nghị định 168/2024.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ô tô phạt từ 45.000.000 - 60.000.000 triệu đồng (tăng 1,5 lần). Xe máy phạt từ 12.000.000 - 15.000.000 triệu đồng (tăng 1,5 lần) so với Nghị định 168/2024.

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Ô tô phạt từ 45.000.000 - 60.000.000 triệu đồng (tăng 1,5 lần). Xe máy phạt từ 12.000.000 - 15.000.000 triệu đồng (tăng 1,5 lần) so với Nghị định 168/2024.

Không nhường đường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Ô tô phạt từ 12.000.000 - 16.000.000 triệu đồng (tăng 2 lần) so với Nghị định 168/2024.

Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đừng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ. Xe máy phạt từ 800.000 - 1.200.000 triệu đồng (tăng 2 lần) so với Nghị định 168/2024.

Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy. Sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám chữa bệnh. Xe máy phạt từ 12.000.000 - 15.000.000 triệu đồng (tăng 1,5 lần) so với Nghị định 168/2024.

Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều 34 của Nghị định 168 hoặc theo khoản 7 Điều 21 của Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c Khoản 4 Điều 34 của Nghị định 168. Ô tô phạt từ 112.000.000 - 120.000.000 triệu đồng (tăng 2 lần) so với Nghị định 168/2024...

 Ý thức tham gia giao thông của người dân tại Hà Nội vẫn còn một số hạn chế.

Ý thức tham gia giao thông của người dân tại Hà Nội vẫn còn một số hạn chế.

Cần có quy định, chế tài đặc thù

Về cơ sở thực tiễn, Tờ trình dự thảo Nghị quyết nêu, Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội của cả nước, có diện tích 3.359,82 km với dân số khoảng 8,5 triệu người, là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương, cơ quan Ngoại giao, văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế, là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước với hệ thống giao thông vận tải đa dạng, phức tạp với đầy đủ các loại hình gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Kéo theo sự phát triển đa dạng về các loại hình giao thông vận tải, kèm theo đó là nhiều thành phần, đối tượng tham gia giao thông và chủng loại phương tiện tham gia giao thông với mật độ cao thường xuyên liên tục hàng ngày tạo nên sự đa dạng và phức tạp về trật tự giao thông trên địa bàn Thành phố, khác biệt hơn hẳn so với các tỉnh, thành phố trên cả nước.

"Tuy nhiên về công tác thi hành pháp luật đặc biệt là trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Thành phố vẫn áp dụng tương tự như các địa phương, cần thiết phải có một quy định, chế tài mang tính chất đặc thù riêng biệt của Thủ đô", Dự thảo nêu.

Ngoài ra, ý thức của người tham gia giao thông thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, tham gia giao thông theo ý thức chủ quan (ý thức chưa cao, chưa tự giác, cũng như sự am hiểu về pháp luật giao thông còn kém), tình trạng người vì phạm vẫn tiếp diễn thường lặp lại đối với một số hành vi vi phạm nhất định (không chấp hành vạch kẻ đường, biển báo hiệu, không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, đi vào đường cấm, sai làn đường, không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, dừng, đỗ sai quy định...).

Do sự đa dạng về thành phần tham gia giao thông và nơi lưu trú không cố định ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, cần thiết phải nâng cao giải pháp về xử lý vi phạm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông...

 Lực lượng CSGT xử lý trường hợp vi phạm giao thông.

Lực lượng CSGT xử lý trường hợp vi phạm giao thông.

Tình trạng ùn ứ giao thông vẫn còn xảy ra vào khung giờ cao điểm (sáng, chiều), đặc biệt là trên các tuyến đường xuyên tâm, trục chính ra vào Thành phố; việc mở rộng các tuyến đường và đẩy mạnh hệ thống vận tải hành khách vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân, chủ yếu vẫn là phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông. Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan, một số vụ ùn ứ giao thông nguyên nhân do người tham gia giao thông vi phạm các lỗi như tránh vượt, không nhường quyền ưu tiên, dừng, đỗ sai quy định, đón, trả khách không đúng quy định, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, đi ngược chiều, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông...

Tình trạng thanh thiếu niên tụ tập chạy xe gây mất trật tự công cộng có nhiều diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự, an toàn giao thông và gây tâm lý bất an cho người dân, người tham gia giao thông tại các khu vực xảy ra tình trạng này...

Các phương tiện xe ba, bốn bánh tự sản xuất, lắp ráp, xe mô tô kéo theo vật khác, vận chuyển các loại hàng hóa cồng kềnh, nguy hiểm, phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, nhiều xe cơi nới, chở hàng quá khổ, quá tải để vận chuyển được thêm hàng hóa, nguy cơ cao mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Ngày 26/12/2024 Chính phủ ban hành Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe; mặc dù đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm tuy nhiên đánh giá với thực tiễn địa bàn Thành phố và tình hình vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, cần thiết tiếp tục quy định tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người dân khi tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông trên địa bàn Thành phố, kiềm chế và làm giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông.

Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1, cho phép HĐND TP Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn không quá hai lần mức phạt do Chính phủ quy định với một số vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ.

Minh Chí

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/co-so-nao-de-ha-noi-de-xuat-tang-muc-phat-loi-giao-thong-so-voi-nghi-dinh-168-post332973.html