Cơ thể có 3 phản ứng này, hết sức cẩn thận với bệnh teo não
Bệnh teo não nếu được phát hiện kịp thời có thể chữa trị và phục hồi.
Nhiều người cho rằng khi đến một độ tuổi nhất định thì cơ thể sẽ dần lão hóa, thực tế độ tuổi lão hóa của một cơ quan nào đó trong cơ thể chúng ta là khác nhau, não bộ sẽ lão hóa vào khoảng 20 tuổi, và theo tuổi tác não bộ sẽ tiếp tục lão hóa. Càng có tuổi số lượng tế bào thần kinh trong não sẽ giảm dần.
Khi chúng ta mới sinh ra, số lượng tế bào thần kinh khoảng 1.000, sau 20 tuổi sẽ lão hóa từ từ, sau 40 tuổi thì tốc độ giảm dần, số lượng tế bào thần kinh sẽ giảm với tốc độ 10.000 tế bào mỗi ngày, trí nhớ và khả năng phối hợp sẽ bị suy yếu.
Bệnh Alzheimer và bệnh teo não là những căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, điểm khác biệt lớn nhất giữa hai bệnh này là bệnh Alzheimer không thể chữa khỏi hoàn toàn. Còn bệnh teo não nếu được can thiệp và điều trị tích cực ngay từ giai đoạn đầu của bệnh, về cơ bản nó có thể phục hồi.
Teo não là gì?
Teo não là hiện tượng mô não bị co lại do các tổn thương bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo quan điểm y học, thể tích mô não càng nhỏ thì số lượng tế bào cũng giảm tương ứng.
Thông qua các nghiên cứu liên quan, người ta thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh của nam giới cao hơn nữ giới, phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi trên 50 tuổi.
Teo não lan tỏa là chỉ tình trạng teo toàn bộ não, bao gồm vỏ não và thân não tiểu não, nói chung có thể gặp ở bệnh nhân mắc phải tình trạng thoái hóa não. Ngoài ra một số bệnh nhân mắc chứng nghiện rượu mãn tính cũng có nguy cơ mắc phải chứng teo não lan tỏa.
Teo não cục bộ là hiện tượng não bị teo lại, có nhiều yếu tố gây teo não, trong đó có nhiều nguyên nhân có thể do não bị chấn thương, hoặc cũng có thể do viêm màng não. Teo não sẽ ảnh hưởng đến việc sinh hoạt bình thường. chất lượng giấc ngủ, lâu dần sẽ bị suy giảm trí nhớ, phản ứng chậm chạp.
Não bắt đầu "teo lại", cơ thể thường có 3 phản ứng:
1. Thay đổi tính cách
Những thay đổi trong não sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của một người, nếu trước đây người này nhiệt tình hơn nhưng bây giờ lại tương đối thờ ơ với mọi việc, không thích giao tiếp với người khác thì lúc này nên cảnh giác.
Thông thường, khi bộ não bị thu hẹp lại, con người sẽ trở nên lười biếng, không muốn nói chuyện với bất kỳ ai, lãnh đạm về mặt cảm xúc, có nhiều nghi ngờ về cuộc sống, thậm chí chỉ nghĩ đến bản thân mình. Một số bệnh nhân có triệu chứng mất cảm xúc, rất giống với bệnh Alzheimer và một số thì có sự phản ứng cảm xúc gay gắt.
2. Rối loạn vận động
Khi bệnh phát triển đến giai đoạn teo não giữa, nhiều bệnh nhân sẽ bị suy giảm khả năng vận động, không thể tự giữ thăng bằng, thậm chí còn loạng choạng khi đi lại.
Có một số người có thể vận động, nhưng sau khi bị teo não lại mất khả năng vận động, điều này cho thấy tình trạng teo não đã nghiêm trọng.
3. Suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy
Trí nhớ và khả năng tư duy suy giảm cũng là triệu chứng ban đầu của bệnh teo não, cùng với sự phát triển của bệnh, tốc độ quên sẽ tăng dần.
Những biểu hiện này có thể không đặc biệt rõ ràng, đôi khi người bệnh còn không có ý thức về sự suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy này của bản thân, chủ yếu được phát hiện do người khác nhận biết. Chính vì vậy, nhất định phải chú ý đến dấu hiệu này và đến bệnh viện kiểm tra sớm nhất có thể.
Cách ngăn ngừa bệnh teo não
Điều hòa chế độ ăn uống
Thông thường, bạn có thể ăn thêm các loại thực phẩm giàu vitamin và protein như rau chân vịt, bắp cải, cần tây, nấm mèo, dưa chuột, mướp đắng, thịt nạc, trứng, sữa…
Ăn nhiều những thực phẩm này có thể bổ sung các nguyên tố vi lượng và khoáng chất, tăng cường thể lực, bỏ thuốc lá và rượu bia càng sớm càng tốt, đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
Tăng cường vận động
Người trung niên và cao tuổi có thể tập thêm các bài thể dục nhẹ nhàng để não được cung cấp đủ oxy. Có thể đọc nhiều hơn, viết nhiều hơn và làm nhiều hơn, tham gia một số hoạt động nhóm để kích thích vỏ não, ngăn ngừa teo não.
Sử dụng thuốc bồi bổ thần kinh
Người có nguy cơ mắc bệnh teo não cũng có thể dùng thêm các loại thuốc bồi bổ thần kinh não bộ như oxiracetam, citicoline... Đối với người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính cần phải tích cực kiểm soát các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu và xơ vữa động mạch ...