Có tính năng hạ cánh thẳng đứng, liệu F-35B có vận hành được trên khu trục hạm?

Gần như mọi khu trục hạm trên thế giới ngày nay đều được trang bị sàn đáp trực thăng, liệu rằng F-35B với khả năng hạ cánh thẳng đứng có thể đáp xuống sàn đáp này và tiếp tục vận hành?

Câu trả lời ngắn gọn là không. Việc hạ cánh tiêm kích F-35B xuống khu trục hạm có khả năng khiến cả tiêm kích F-35B và khu trục hạm bị mất khả năng chiến đấu, hoặc tệ hơn - bị hư hỏng nặng. Nguồn ảnh: Pinterest.

Để có câu giải thích rõ ràng cho ý tưởng hạ cánh F-35B lên sàn đỗ trực thăng của khu trục hạm, cần hiểu rằng sàn đáp chỉ là một trong rất nhiều yếu tố phục vụ cho một chiếc tiêm kích F-35B. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thậm chí, về mặt lý thuyết tiêm kích F-35B không thể hạ cánh lên tàu khu trục được vì sàn đáp trên tàu khu trục được thiết kế để hạ cánh trực thăng với mức độ chịu tải chỉ khoảng 9,5 tấn. Trong khi đó sức nặng tối đa của một chiếc F-35B có thể lớn hơn thế gấp con số trên gần 3 lần. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ngoài ra, nhiên liệu cho F-35B hoạt động và nhiên liệu mà các loại trực thăng sử dụng cũng khác nhau. Vậy nên ngay cả khi hạ cánh thành công lên sàn khu trục hạm, chiếc F-35B cũng không có nhiên liệu để tiếp tục sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.

Một trong những hệ thống quan trọng bậc nhất cho chiến đấu cơ F-35B sau nhiên liệu chính là ALIS - hệ thống logistic tự động giúp nạp dữ liệu và F-35B trước mỗi chuyến bay. Chắc chắn khu trục hạm không có hệ thống này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nhiệt lượng tỏa ra từ ống xả của động cơ F-35B cũng là quá lớn. Sàn đáp trực thăng vốn dĩ không được thiết kế để chịu được nhiệt lượng này. Cần nhấn mạnh rằng, khả năng bay của F-35B phụ thuộc vào động cơ phản lực, trong khi đó trực thăng phụ thuộc vào luồng gió cánh quạt tạo ra - hai loại lực nâng này có nhiệt lượng tỏa ra rất khác biệt. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiếp đến là nhà chứa máy bay. F-35B có kích thước lớn hơn nhiều so với một trực thăng thông thường và kể cả khi nó hạ cánh được xuống khu trục hạm, chắc chắn F-35B sẽ không chui vừa nhà chứa. Nguồn ảnh: Pinterest.

Kể cả với những loại khu trục hạm có nhà chứa dành cho hai chiếc trực thăng, độ rộng của cánh F-35B lên tới 15 mét sẽ không thể chui vừa vào nhà chứa được - nên nhớ rằng F-35B không có khả năng gập cánh như F-35C. Nguồn ảnh: Pinterest.

Việc bỏ mặc một cỗ máy trăm triệu USD phơi ngoài khí hậu biển khắc nghiệt chắc chắn sẽ khiến chiếc F-35B bị hư hại nghiêm trọng, nhất là ở phần vỏ tàng hình của nó. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiếp đến là hệ thống cung ứng đạn dược. Không một khu trục hạm nào được thiết kế để mang theo tên lửa không đối không hay tên lửa hành trình, bom thông minh,... của không quân. Điều này khiến chiếc F-35B sau khi hạ cánh xuống khu trục hạm sẽ không thể được tái trang bị vũ khí. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cuối cùng là đến hệ thống hậu cần. Do không được thiết kế để phục vụ F-35B, khu trục hạm không mang theo các phụ tùng thay thế cho tiêm kích này, thậm chí trên khu trục hạm cũng không có một kỹ sư không quân nào có đủ khả năng làm việc với F-35B. Nguồn ảnh: Pinterest.

Như vậy, trong trường hợp khẩn cấp nếu một chiếc F-35B hạ cánh lên sàn khu trục hạm, nhiều khả năng cả máy bay lẫn tàu chiến đều bị hư hỏng nặng sau pha hạ cánh. Nguồn ảnh: Pinterest.

Kể cả khi hạ cánh an toàn lên sàn khu trục hạm, chiếc F-35B cũng sẽ không thể cất cánh lại được (thiếu hệ thống ALIS), không có nhiên liệu để dùng, không được bảo dưỡng tại chỗ, không được tiếp tế vũ khí,... Nguồn ảnh: Pinterest.

Vậy nên ngay cả trong trường hợp khẩn cấp không thể quay về tàu sân bay được, hạ cánh xuống biển vẫn là phương án tốt nhất cho chiếc F-35B thay vì "chiếm chỗ" của trực thăng trên tàu khu trục và có nguy cơ làm hư hỏng nghiêm trọng sàn đáp trực thăng. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thử nghiệm khả năng cất cánh thẳng đứng của chiến đấu cơ F-35B.

Khắc Đông

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/co-tinh-nang-ha-canh-thang-dung-lieu-f-35b-co-van-hanh-duoc-tren-khu-truc-ham-1368863.html