Cơn lốc lửa chết người: Tại sao người Mỹ đốt cháy Tokyo

334 máy bay ném bom chiến lược, hàng trăm tấn bom cháy và bom napalm, từ 80 đến 100 nghìn dân thường đã chết - ngày 10/3 đánh dấu 75 năm cuộc không kích của Không quân Hoa Kỳ vào Tokyo. Đây là một trong những cuộc tấn công tàn bạo nhất trong toàn bộ cuộc Thế chiến thứ hai -có những khu vực ở thủ đô Nhật Bản đã biến mất khỏi bề mặt trái đất.

Người Mỹ đã ném bom Tokyo trước đó, nhưng lần này họ sử dụng chiến thuật mới, kết quả là khoảng 40% số nhà ở của thành phố bị cháy rụi hoàn toàn, và khoảng 1 triệu người Nhật đã mất nhà cửa. Điều này dã xảy ra như thế nào - trong tài liệu của Sputnik.

Địa ngục ban đêm

Cuộc không kích đầu tiên vào Nhật Bản, được gọi là "chiến dịch Doolittle", diễn ra vào ngày 18 tháng 4 năm 1942, khi 26 máy bay ném bom B-25 tấn công Yokohama và Tokyo. Sau đó người Mỹ chỉ thỉnh thoảng tấn công các thành phố Nhật Bản do hiệu quả quá thấp. Không quân hoạt động vào ban ngày, đối mặt với hệ thống phòng không mạnh mẽ và bị tổn thất lớn. Bom phân mảnh sức nổ cao không tạo ra nhiều thiệt hại, không chính xác, do thực tế thả từ độ cao khoảng 10 km. Chỉ một phần mười số bom đạn đánh trúng các mục tiêu dự định. Mọi thứ đã thay đổi vào đêm 10/3/1945.

"Tướng Curtis LeMay, Tổng tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, đã phát triển một chiến thuật mới, sử dụng các máy bay ném bom chiến lược B-29", Vladimir Medinsky - Chủ tịch Hiệp hội lịch sử quân sự Nga nói với Sputnik, - Ông là người đầu tiên quyết định ném bom trải thảm ban đêm. Lý do là phòng không Nhật Bản hoạt động không hiệu quả khi trời tối, và ngoài ra người Mỹ cũng sử dụng đạn cháy và bom napalm, sau này trở thành loại vũ khí yêu thích của họ. Ném bom Tokyo, người Mỹ gần như hoàn toàn sử dụng hết kho bom đạn dự trữ của họ".

Các máy bay Boeing B-29S ném bom Nhật Bản, năm 1945.

Các máy bay Boeing B-29S ném bom Nhật Bản, năm 1945.


Trong đêm 9 sang 10 tháng 3, 334 máy bay ném bom B-29 chiến lược, gần như không gặp sự chống trả, đã tấn công thủ đô Nhật Bản. Máy bay thả hơn 1700 tấn bom gây cháy xuống thành phố. Phòng không Nhật Bản cố gắng bắn hạ 42 máy bay đối phương, nhưng bị sốc nặng vì thiệt hại do không quân gây ra. Theo ước tính khác nhau, từ 80 đến 100 nghìn dân thường đã chết vì vụ đánh bom. Hơn 40 nghìn người bị thương. 330 nghìn căn nhà bị đốt cháy.

"Tokyo được chọn là nạn nhân đầu tiên một cách hoàn toàn tình cờ, - ông Medinsky tiếp tục - Trước tiên, thành phố này có mật độ dân cư đông đúc. Thứ hai, sự phát triển đô thị dày đặc bằng các công trình từ gỗ , đặc biệt là ở trung tâm. Mục tiêu chính của máy bay ném bom là gây ra đám cháy lớn ở một số khu vực và theo một sơ đồ nhất định. Xuất hiện hiệu ứng phễu từ vô số các điểm cháy được hợp nhất, ngọn lửa đốt cháy oxy và tạo ra một cơn lốc xoáy quái dị, trong đó luồng không khí nóng lan ra với tốc độ của cơn bão, và nhiệt độ tăng lên đến một ngàn độ. Con người thực sự bị hút vào tâm cháy. Nóng đến mức cháy quần áo của những người cách xa lửa hàng chục mét."Truyền thống lịch sử
Trước đó, người Mỹ và người Anh đã tạo ra cơn lốc xoáy lửa dữ dội ở thành phố Dresden (Đức). Không thể tính được chính xác số lượng người chết ở Dresden hoặc Tokio, vì nhiều thường dân bị hút vào tâm chấn đám cháy, theo nghĩa đen họ đã biến thành tro bụi. Theo nhiều nhà sử học, không có ý nghĩa quân sự trong vụ đánh bom Tokyo. Sự phô trương việc hủy diệt hàng loạt dân Nhật Bản có một mục đích khác.

"Đã có nhiều người chết hơn trong vụ oanh tạc Tokyo ngày 10 tháng 3 năm 1945 so với ngày đầu tiên của cuộc tấn công nguyên tử vào thành phố Hiroshima và Nagasaki, - ông Medinsky nói, - Nhìn từ mọi phía, đó là hành vi tội phạm chiến tranh. Giống như ném bom Stalingrad hay phong tỏa Leningrad. Bản thân tướng Curtis LeMay cũng tự phê phán bản thân về cuộc oanh tạc Tokyo. Sau chiến tranh, ông viết trong hồi ký: "Nếu chúng ta thua cuộc chiến, tôi sẽ bị treo cổ như một tội phạm chiến tranh". Mục tiêu chính về chiến dịch vô nghĩa về quân sự này là để đe dọa đồng minh chính của Hoa Kỳ - Liên Xô. Tôi nhớ rằng vào thời điểm đó, tất cả các tài liệu ở Yalta đã được ký kết. Theo đó, Liên Xô sẽ tham chiến với Nhật Bản ba tháng sau khi kết thúc chiến sự ở Mặt trận phía Tây. Đây là hỗ trợ to lớn cho người Mỹ. Chúng ta đã thực hiện nghĩa vụ quan trọng nhất để đánh bại đội quân Quan Đông, giải phóng Sakhalin, quần đảo Kuril và đổ bộ lên Hokkaido. Một chiến dịch đổ bộ lớn được xây dựng chi tiết. Biết được điều này, người Mỹ bắt đầu ném bom vào các thành phố yên bình của Nhật Bản."

Tokyo bốc cháy, năm 1945.

Tokyo bốc cháy, năm 1945.


Ông Medinsky lưu ý rằng ngay cả trước khi Đức đầu hàng, vào mùa xuân năm 1945, các chiến lược gia Anh và Mỹ đã xây dựng «Chiến dịch Unthinkable» (Không thể tưởng tượng nổi) - kế hoạch xem xét các hoạt động quân sự chống lại Liên Xô ngay sau khi kết thúc chiến tranh. Dự định sử dụng các lực lượng đồng minh, một phần quân đội Ba Lan do chính phủ Ba Lan lưu vong ở London kiểm soát, và lực lượng tù binh quân Đức - đã bị giải giáp, nhưng không giải tán, để trang bị lại và đưa về phía đông khi cần thiết. Sau đó họ còn còn tính đến việc ném bom nguyên tử phủ đầu vào 20 thành phố Liên Xô. Danh sách các mục tiêu đã được phê duyệt vào tháng 12 năm 1945. Tuy nhiên, sự xuất hiện của bom nguyên tử ở Liên Xô và hoạt động thành công của các phi công Liên Xô chống lại máy bay ném bom Mỹ ở Triều Tiên đã chấm dứt các kế hoạch này.

"Mặc dù Chiến tranh thế giới thứ ba không xảy ra, nhưng người ta không được quên về sự tàn khốc từ các vụ ném bom của Mỹ, - ông Medinsky nhấn mạnh, - Ở Đức và Nhật Bản người ta không muôn nhắc lại điều đó, không thuận tiện. Frankfurt, nơi từng bị quét sạch khỏi mặt đất, ngày nay đóng vai trò là căn cứ chính của người Mỹ ở Đức. Nhật Bản là đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ. Nhưng cần phải nhớ về sự tàn ác, người Mỹ không khác nhiều so với người Đức, những kẻ đã ném bom Stalingrad theo cùng một cách. 40 nghìn công dân Liên Xô thiệt mạng trong một ngày. Vụ đánh bom Tokyo, Dresden và một số thành phố khác hoàn toàn phù hợp với truyền thống lịch sử chiến tranh của Mỹ. Việc thảm sát dân chúng quốc gia đối phương được coi là chấp nhận được, nếu mang lại hiệu quả quân sự nhanh chóng và đe dọa kẻ thù. Theo cùng một cách, người Đức đã không coi bất kỳ hành động tàn bạo nào đối với người Slavo là tội ác chiến tranh".

Theo Sputnik (Dân Việt)

Nguồn Gia Lai: http://baogialai.com.vn/channel/9702/202003/con-loc-lua-chet-nguoi-tai-sao-nguoi-my-dot-chay-tokyo-5674059/