Còn nhiều thách thức khi tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn

Nhân lực là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp và địa phương của Việt Nam khi tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn. Đây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo 'Hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn và sự tham gia của địa phương, doanh nghiệp' được tổ chức.

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, nguồn cung lao động trong lĩnh vực bán dẫn chỉ có thể đáp ứng khoảng 10% nhu cầu. Bên cạnh đó, các công nghệ liên quan đến việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng để có thể khai thác, chế biến đất hiếm, cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất chất bán dẫn chủ yếu phụ thuộc vào Nhật Bản. Vì vậy, giải quyết thách thức này liên quan đến các chính sách đối với việc hợp tác khoa học công nghệ và thu hút FDI của Nhật Bản trong lĩnh vực này. Cùng với đó là những giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao công nghệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật khi tham gia vào chuỗi sản xuất bán dẫn.

Hiện Việt Nam có lợi thế hấp dẫn hơn các quốc gia thành viên khác của ASEAN ở chỗ Việt Nam là láng giềng với Trung Quốc. Dù các doanh nghiệp FDI rời khỏi Trung Quốc, nhưng thị trường này vẫn là một lực hấp dẫn đối với các doanh nghiệp FDI, bởi vậy, lựa chọn địa điểm sản xuất gần Trung Quốc là cơ hội tiếp tục khai thác thị trường đó với chi phí logistic thấp, đảm bảo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Lê Hương - Tùng Dương

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/con-nhieu-thach-thuc-khi-tham-gia-vao-nganh-cong-nghiep-ban-dan-235409.htm