Công bố Quy chế Quản lý kiến trúc TP.HCM

Bên cạnh việc quản lý theo khu vực, quy chế còn phân loại các công trình quản lý riêng như nhà phố, biệt thự… là cơ sở để cấp phép xây dựng...

Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM vừa tổ chức Hội nghị công bố Quy chế Quản lý kiến trúc TP.HCM với sự tham gia của các chuyên gia, đại diện cán bộ quản lý đô thị TP Thủ Đức và các quận, huyện.

Quy chế Quản lý kiến trúc thành phố được UBND TP.HCM phê duyệt vào tháng 12.2021, có hiệu lực thực thi kể từ ngày 7.1.2022.

Bên cạnh cụ thể hóa các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch, kiên trúc và xây dựng đê quản lý kiên trúc đô thị phù hơp với điêu kiên thưc tê của thành phố, Quy chế cũng quy định về kiến trúc các loại hình công trình làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng... Ảnh: Zing

Bên cạnh cụ thể hóa các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch, kiên trúc và xây dựng đê quản lý kiên trúc đô thị phù hơp với điêu kiên thưc tê của thành phố, Quy chế cũng quy định về kiến trúc các loại hình công trình làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng... Ảnh: Zing

Theo đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc thì mục tiêu của Quy chế Quản lý kiến trúc này là quản lý cảnh quan đô thị, kiến trúc các công trình xây dựng theo quy hoạch đô thị được duyệt, kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang đô thị theo định hướng phát triển kiến trúc, bảo vệ cảnh quan, bản sắc văn hóa dân tộc, đặc trưng kiến trúc đô thị Sài Gòn - TP.HCM.

Bên cạnh cụ thể hóa các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch, kiên trúc và xây dựng đê quản lý kiên trúc đô thị phù hơp với điêu kiên thưc tê của thành phố, Quy chế cũng quy định về kiến trúc các loại hình công trình làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng; cung cấp thông tin quy hoạch - kiến trúc và phục vụ công tác quản lý nhà nước có liên quan; là cơ sở để xác định chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc cho các công trinh nhà ở riêng lẻ và các công trình khác thuộc phạm vi quy đinh tại quy chế này.

Vì vậy, bên cạnh việc quản lý kiến trúc không gian cảnh quan, quản lý bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị, quản lý theo khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù, quy định đối với kiến trúc công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị... quy chế còn phân loại các công trình quản lý riêng như nhà phố, biệt thự… là cơ sở để cấp phép xây dựng. Từ đây người dân dễ dàng căn cứ vào quy hoạch và quy chế kiến trúc để tìm hiểu công trình của mình sẽ được xây dựng như thế nào.

Quy định chiều cao công trình nhà ở liên kế, nhà ở liên kế mặt phố, nhà ở liên kế có khoảng lùi phụ thuộc vào chiều rộng lộ giới đường, hẻm.

Quy định chiều cao công trình nhà ở liên kế, nhà ở liên kế mặt phố, nhà ở liên kế có khoảng lùi phụ thuộc vào chiều rộng lộ giới đường, hẻm.

Quy chế này được áp dụng trong địa giới hành chính của TP.HCM (ngoại trừ các điểm dân cư nông thôn). Đối với khu vực, dự án, công trình đã có Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyêt, đồ án Thiết kế đô thị riêng được duyệt hoặc đã được chấp thuận tổng mặt bằng và phương án kiến trúc công trình mà có quy định khác hoặc cụ thể hơn về kiến trúc so với Quy chế này thì được áp dụng theo các nội dung đã được phê duyệt, chấp thuận.

Cũng tại Hội nghị, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã dành phần lớn thời gian để lắng nghe ý kiến của đại diện cán bộ quản lý đô thị TP Thủ Đức và các quận, huyện về những vướng mắc trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn, phản ánh của người dân về những khó khăn trong quá trình xin làm thủ tục cấp phép... Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM Trương Trung Kiên cùng các cán bộ chuyên môn của Sở đã ghi nhận những ý kiến góp ý, đề xuất đồng thời giải đáp những vấn đề đại diện các địa phương nêu ra.

Theo lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, các địa phương cần xem kỹ những điều khoản trong quy chế để thực hiện. Đồng thời Sở sẽ tiếp tục ghi nhận các thắc mắc, đề xuất và tập hợp các ý kiến rồi nghiên cứu, cập nhật để Quy chế Quản lý kiến trúc TP.HCM hoàn chỉnh hơn.

Ngô Gia

Nguồn Người Đô Thị: https://nguoidothi.net.vn/cong-bo-quy-che-quan-ly-kien-truc-tp-hcm-34452.html