Công chúa nổi tiếng của Việt Nam: Tài sắc vẹn toàn, có công giữ nước nhưng bị quên lãng

Được sinh ra trong chốn hoàng gia, cuộc sống nhung lụa nhưng cuộc đời của nàng lại gặp bất hạnh, không được quyền tự do lựa chọn hạnh phúc cho mình.

Nàng công chúa thân thế "bí ấn"

Nàng An Tư công chúa (theo Việt Sử Tiêu án của Ngô Thì Sĩ chép là Thiên Tư công chúa) là con gái út của vua Trần Thái Tông, chưa rõ năm sinh năm mất. An Tư có một cuộc hôn nhân trọng đại cùng với Trấn Nam Vương của nhà Nguyên - Thoát Hoan, nhằm giúp cho quân tướng nhà Trần bảo toàn lực lượng chờ ngày phản công trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai.

Thông tin về thân thế, cuộc đời của nàng rất hiếm hoi (Ảnh minh họa)

Thông tin về thân thế, cuộc đời của nàng rất hiếm hoi (Ảnh minh họa)

Theo tiếu thuyết lịch sử An Tư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, người yêu của nàng là Chiêu Thành Vương Trần Thông, con cả của Thái úy Khâm Thiên Đại Vương Trần Nhật Hiệu.

Tuy nhiên, có rất ít tư liệu ghi chép lại về Chiêu Thành Vương Trần Thông cũng như mối tình với nàng công chúa xinh đẹp An Tư. Thậm chí, một số tư liệu lịch sử khác còn cho biết An Tư công chúa đem lòng yêu chàng Yết Kiêu... Cho đến nay, quân tử thực sự trong lòng nàng vẫn còn là một ẩn số.

Số phận bi ai, có công trạng nhưng bị quên lãng

Năm 1279, sau khi đánh bại nhà Tống, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, quân Nguyên mở cuốc chiến "phục thù", tiến đánh Đại Việt lần thứ 2. Con trai Hốt Tất Liệt là Thoát Hoan được phong làm Trần Nam Vương, thống lĩnh toàn bộ lực lượng viễn chinh lần này.

Trước sự tấn công dồn dập như vũ bão của giặc, Thượng hoàng Trần Thái Tông đã cử người đem thư giảng hòa, nhằm mục đích kéo dài thời gian để củng cố lực lượng. Tuy nhiên, Toa Đô cậy thế mạnh không chấp nhận hòa hoãn, quân Nguyên đổ bộ đánh quân ta trên các mặt trận.

Nhiều tài liệu cho rằng, An Tư công chúa được gả sang trại giặc với tư cách là một vật cống nạp, nhưng một số ghi chép nói nàng là "điệp viên cao cấp" của nhà Trần.

Rất ít tư liệu nói cụ thể về hoạt động của An Tư bên kia chiến tuyến, chỉ biết là không lâu sau đó, quan Trần bắt đầu phản công ở hầu khắp các mặt trận, khiến cho quân Nguyên đại bại. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn về nước.

Mặc dù đóng góp công lao không nhỏ, nhưng đến khi đại thắng quân Nguyên Mông, nhà Trần truy phong nhiều công thần, chiến tướng nhưng lại không có một ai trong triều đình nhắc đến Công chúa An Tư.

Cho đến bây giờ, việc An Tư vì nghĩa quên thân sống chết ra sao, được đưa về Trung Quốc hay lưu lạc nơi nào vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp và thách thức các sử gia Việt Nam tìm hiểu.

Theo Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/cong-chua-noi-tieng-cua-viet-nam-tai-sac-ven-toan-co-cong-giu-nuoc-nhung-bi-quen-lang/20201124094541719