'Cổng địa ngục' mới xuất hiện ở Nga nguy hiểm sao dân phải sơ tán?

Một 'cổng địa ngục' mới xuất hiện ở khu mỏ tại thị trấn Sheregesh thuộc vùng Kemerovo, Nga. Miệng hố sụt rộng khoảng 30m đột ngột xuất hiện gần con đường đông người qua lại. Theo đó, người dân sống quanh đó phải sơ tán.

Được gọi là " cổng địa ngục", miệng hố sụt rộng 30m bất ngờ xuất hiện ở khu mỏ tại thị trấn Sheregesh thuộc vùng Kemerovo, gần một khu nghỉ mát nổi tiếng của Nga. Theo một số nguồn tin, khu mỏ được cho là thuộc sở hữu của một công ty liên quan tới tỷ phú Nga Roman Abramovich.

Được gọi là " cổng địa ngục", miệng hố sụt rộng 30m bất ngờ xuất hiện ở khu mỏ tại thị trấn Sheregesh thuộc vùng Kemerovo, gần một khu nghỉ mát nổi tiếng của Nga. Theo một số nguồn tin, khu mỏ được cho là thuộc sở hữu của một công ty liên quan tới tỷ phú Nga Roman Abramovich.

Theo các chuyên gia, "cổng địa ngục" này xuất hiện do áp suất lớn dần bên dưới mặt đất. Theo đó, lớp đất phía trên bắt đầu phồng lên trước khi sụp xuống. Khí gas giải phóng từ hố khiến đất đá và băng bắn ra rải rác trong bán kính khoảng vài trăm mét.

Theo các chuyên gia, "cổng địa ngục" này xuất hiện do áp suất lớn dần bên dưới mặt đất. Theo đó, lớp đất phía trên bắt đầu phồng lên trước khi sụp xuống. Khí gas giải phóng từ hố khiến đất đá và băng bắn ra rải rác trong bán kính khoảng vài trăm mét.

Do lo ngại sự bất ổn của mặt đất phía trên khu mỏ nên giới chức địa phương đã sơ tán người dân sống gần "cổng địa ngục" để đảm bảo an toàn cho cư dân.

Do lo ngại sự bất ổn của mặt đất phía trên khu mỏ nên giới chức địa phương đã sơ tán người dân sống gần "cổng địa ngục" để đảm bảo an toàn cho cư dân.

Do miệng hố sụt xuất hiện gần con đường đông người qua lại nên giới chức địa phương đã phong tỏa con đường đó. Đồng thời, dịch vụ xe bus được tạm dừng cho đến khi có thông báo mới. Hiện cơ quan chức năng chưa ghi nhận thương vong và thiệt hại về nhà cửa, tài sản nào.

Do miệng hố sụt xuất hiện gần con đường đông người qua lại nên giới chức địa phương đã phong tỏa con đường đó. Đồng thời, dịch vụ xe bus được tạm dừng cho đến khi có thông báo mới. Hiện cơ quan chức năng chưa ghi nhận thương vong và thiệt hại về nhà cửa, tài sản nào.

Evgeny Chuvilin, nhà nghiên cứu đứng đầu Trung tâm khoa học và kỹ thuật xăng dầu ở Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo, cho biết vụ sụp đổ nằm trong dự đoán và chính quyền địa phương đã tiến hành những biện pháp an toàn phù hợp để giảm thiểu thiệt hại.

Evgeny Chuvilin, nhà nghiên cứu đứng đầu Trung tâm khoa học và kỹ thuật xăng dầu ở Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo, cho biết vụ sụp đổ nằm trong dự đoán và chính quyền địa phương đã tiến hành những biện pháp an toàn phù hợp để giảm thiểu thiệt hại.

Theo nhà nghiên cứu Chuvilin, ở xa hơn về phương Bắc, các miệng hố hình thành trong tình huống khó dự đoán hơn.

Theo nhà nghiên cứu Chuvilin, ở xa hơn về phương Bắc, các miệng hố hình thành trong tình huống khó dự đoán hơn.

Nhà nghiên cứu Chuvilin cho hay sự hình thành các miệng hố trên lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở phía Bắc vùng Tây Siberia là sự hình thành địa chất độc nhất. Chúng là kết quả từ vụ nổ giải phóng khí gas ở tầng trên của lớp đất đóng băng vĩnh cửu Bắc Cực.

Nhà nghiên cứu Chuvilin cho hay sự hình thành các miệng hố trên lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở phía Bắc vùng Tây Siberia là sự hình thành địa chất độc nhất. Chúng là kết quả từ vụ nổ giải phóng khí gas ở tầng trên của lớp đất đóng băng vĩnh cửu Bắc Cực.

Trước khi miệng hố xuất hiện, khí gas, chủ yếu là methane, tích tụ dưới áp suất ở các hốc trong đất băng. Sau đó, áp suất tăng lên do tác động của khí gas tập trung.

Trước khi miệng hố xuất hiện, khí gas, chủ yếu là methane, tích tụ dưới áp suất ở các hốc trong đất băng. Sau đó, áp suất tăng lên do tác động của khí gas tập trung.

Từ năm 2014, các chuyên gia phát hiện 20 miệng hố được hình thành theo cách trên. Phần lớn hố có kích thước khổng lồ, đặc biệt một miệng hố ở bán đảo Gydan rộng tới 198m.

Từ năm 2014, các chuyên gia phát hiện 20 miệng hố được hình thành theo cách trên. Phần lớn hố có kích thước khổng lồ, đặc biệt một miệng hố ở bán đảo Gydan rộng tới 198m.

Nhà nghiên cứu Chuvilin nhận định khi Trái đất ấm lên, tần suất những vụ nổ dưới lòng đất sẽ tăng lên. Khí hậu ấm lên làm tăng nhiệt độ của lớp đất đóng băng vĩnh cửu, thúc đẩy áp suất khí gas dẫn tới giải phóng khí methane. Từ đó, các miệng hố nguy hiểm xuất hiện.

Nhà nghiên cứu Chuvilin nhận định khi Trái đất ấm lên, tần suất những vụ nổ dưới lòng đất sẽ tăng lên. Khí hậu ấm lên làm tăng nhiệt độ của lớp đất đóng băng vĩnh cửu, thúc đẩy áp suất khí gas dẫn tới giải phóng khí methane. Từ đó, các miệng hố nguy hiểm xuất hiện.

Mời độc giả xem video: Chiêm ngưỡng những cánh đồng bất tận của nước Nga. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo Newsweek)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cong-dia-nguc-moi-xuat-hien-o-nga-nguy-hiem-sao-dan-phai-so-tan-1786679.html