Tìm thấy thanh kiếm khắc tên pharaoh Ai Cập

Các nhà khảo cổ đã khai quật một doanh trại quân đội khoảng 3.200 tuổi. Trong số các hiện vật tìm thấy, họ bất ngờ khi thấy một thanh kiếm khắc tên pharaoh Ai Cập Ramesses II.

Doanh trại quân đội mới được các chuyên gia ở Ai Cập khai quật có niên đại khoảng 3.200 tuổi. Trong số các hiện vật được tìm thấy, họ dành nhiều sự chú ý tới một thanh kiếm khắc tên pharaoh Ai Cập Ramesses II.

Doanh trại quân đội mới được các chuyên gia ở Ai Cập khai quật có niên đại khoảng 3.200 tuổi. Trong số các hiện vật được tìm thấy, họ dành nhiều sự chú ý tới một thanh kiếm khắc tên pharaoh Ai Cập Ramesses II.

Ramesses II là pharaoh trị vì Ai Cập từ năm 1279 trước Công nguyên đến năm 1213 trước Công nguyên.

Ramesses II là pharaoh trị vì Ai Cập từ năm 1279 trước Công nguyên đến năm 1213 trước Công nguyên.

Theo các chuyên gia, thanh kiếm bằng đồng được tìm thấy trong một căn phòng nhỏ trong doanh trại, gần một khu vực mà kẻ thù có thể cố gắng xâm nhập.

Theo các chuyên gia, thanh kiếm bằng đồng được tìm thấy trong một căn phòng nhỏ trong doanh trại, gần một khu vực mà kẻ thù có thể cố gắng xâm nhập.

Nhà khảo cổ học Ahmed El Kharadly thuộc Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập và là người chỉ đạo cuộc khai quật cho hay vị trí tìm thấy thanh kiếm cho thấy nó được dùng để chiến đấu chứ không chỉ để trưng bày.

Nhà khảo cổ học Ahmed El Kharadly thuộc Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập và là người chỉ đạo cuộc khai quật cho hay vị trí tìm thấy thanh kiếm cho thấy nó được dùng để chiến đấu chứ không chỉ để trưng bày.

"Đây là một khám phá quan trọng để hiểu được chiến lược và đặc biệt là hậu cần của quân đội Ai Cập cổ đại dưới thời pharaoh Ramesses II", Peter Brand - giáo sư lịch sử và giám đốc Dự án Karnak Great Hypostyle Hall tại Đại học Memphis ở Tennessee cho biết.

"Đây là một khám phá quan trọng để hiểu được chiến lược và đặc biệt là hậu cần của quân đội Ai Cập cổ đại dưới thời pharaoh Ramesses II", Peter Brand - giáo sư lịch sử và giám đốc Dự án Karnak Great Hypostyle Hall tại Đại học Memphis ở Tennessee cho biết.

Tại các địa điểm quân sự khác do pharaoh Ramesses II xây dựng ví dụ như pháo đài đã được tìm thấy ở phía tây bắc Ai Cập, các chuyên gia không tìm được vũ khí này bảo quản tốt như vậy. Thông tin này do giáo sư Brand - người không tham gia vào cuộc khai quật cho biết.

Tại các địa điểm quân sự khác do pharaoh Ramesses II xây dựng ví dụ như pháo đài đã được tìm thấy ở phía tây bắc Ai Cập, các chuyên gia không tìm được vũ khí này bảo quản tốt như vậy. Thông tin này do giáo sư Brand - người không tham gia vào cuộc khai quật cho biết.

Theo giáo sư Brand, thanh kiếm bằng đồng có khả năng được trao cho một sĩ quan quân đội cấp cao như một phần thưởng. Tên và danh hiệu của pharaoh Ai Cập được khắc trên thanh kiếm làm tăng uy tín của chủ sở hữu và "quảng cáo" sự giàu có, quyền lực và lòng hào phóng của nhà vua.

Theo giáo sư Brand, thanh kiếm bằng đồng có khả năng được trao cho một sĩ quan quân đội cấp cao như một phần thưởng. Tên và danh hiệu của pharaoh Ai Cập được khắc trên thanh kiếm làm tăng uy tín của chủ sở hữu và "quảng cáo" sự giàu có, quyền lực và lòng hào phóng của nhà vua.

Cũng tại địa điểm khảo cổ này, các chuyên gia tìm thấy một số phòng dùng để chứa ngũ cốc và lò nướng. Phần còn lại của đồ gốm chứa xương động vật, bao gồm cả cá và bò cũng được phát hiện.

Cũng tại địa điểm khảo cổ này, các chuyên gia tìm thấy một số phòng dùng để chứa ngũ cốc và lò nướng. Phần còn lại của đồ gốm chứa xương động vật, bao gồm cả cá và bò cũng được phát hiện.

Vào thời cổ đại, bò là loài vật linh thiêng, được xem tượng trưng cho sức mạnh, sự sung túc và thịnh vượng. Loài động vật này được tôn kính như các vị thần trên trời.

Vào thời cổ đại, bò là loài vật linh thiêng, được xem tượng trưng cho sức mạnh, sự sung túc và thịnh vượng. Loài động vật này được tôn kính như các vị thần trên trời.

Nhà khảo cổ học Ahmed cho hay những mảnh xương bò được phát hiện tại khu vực silo gần lò nướng cho thấy người Ai Cập cổ đại đã giết, xẻ thịt bò để ăn. Thịt bò được chia thành nhiều phần và lưu trữ trong silo sau khi sấy khô.

Nhà khảo cổ học Ahmed cho hay những mảnh xương bò được phát hiện tại khu vực silo gần lò nướng cho thấy người Ai Cập cổ đại đã giết, xẻ thịt bò để ăn. Thịt bò được chia thành nhiều phần và lưu trữ trong silo sau khi sấy khô.

Mời độc giả xem video: Đào được thanh kiếm cổ, không ngờ là manh mối vụ án 2.700 năm trước.

Tâm Anh (theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tim-thay-thanh-kiem-khac-ten-pharaoh-ai-cap-2033213.html