Công đoàn Công Thương Việt Nam đề nghị xét tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh năm 2023 cho 6 cá nhân

Sau 5 năm, Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần IV sắp đến hẹn. Năm 2023, Công đoàn Công Thương Việt Nam có 6 tấm gương điển hình được đề nghị xét tặng giải thưởng.

Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh đã tạo động lực mạnh mẽ, khích lệ đội ngũ công nhân trong cả nước hăng say lao động sản xuất, say mê sáng tạo (Ảnh minh họa)

Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh đã tạo động lực mạnh mẽ, khích lệ đội ngũ công nhân trong cả nước hăng say lao động sản xuất, say mê sáng tạo (Ảnh minh họa)

6 tấm gương Công đoàn Công Thương Việt Nam đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xét tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh năm 2023 gồm:

1.Nguyễn Hoàng Hưng, sinh năm 1968, Kỹ thuật Phân xưởng Cuốn điếu - Đóng bao, Công ty Thuốc lá Thăng Long, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Trong 5 năm qua, cá nhân anh đã đóng góp được 6 sáng kiến, với tổng giá trị làm lợi là 2.241.912.900 đồng.

Sáng kiến 1: Cải tiến cụm dập nhãn máy bao HLP (Năm 2018)

- Giá trị làm lợi: 187,5 triệu đồng/ 01 máy

- Số tiền được thưởng: 10 triệu đồng

Sáng kiến 2: Cải tiến cụm hút tem thuế cho máy tem sản xuất sản phẩm bao cứng (Năm 2019)

- Giá trị làm lợi 25 triệu đồng/1 máy

- Số tiền được thưởng: 5 triệu đồng

Sáng kiến 3: Cải tạo máy bóng kính bao – Khu vực bao tay (Năm 2020)

- Giá trị làm lợi 260 triệu đồng.

- Số tiền được thưởng: 05 triệu đồng

Sáng kiến 4: Cải tiến bộ dẫn động bàn là và bộ bàn đẩy bao máy bóng kính bao (Năm 2020)

- Giá trị làm lợi: 210 triệu đồng/ 01 máy

- Số tiền được thưởng: 04 triệu đồng

Sáng kiến 5: Giải pháp chuyển đổi sản xuất điếu 60mm từ cuốn 17 về cuốn 13, để cuốn 13 đồng bộ sản xuất cùng máy bao 11 với quy cách bao 60mm và bao Demi (Năm 2021)

- Giá trị làm lợi: 134.412.900 đồng

- Số tiền được thưởng (nhóm tác giả): 20 triệu đồng

Sáng kiến 6: Thiết kế, lắp đặt cụm nhãn cho máy Bao YB và HLP (Năm 2022)

-Giá trị làm lợi năm 2022: 1,425 tỷ đồng

-Số tiền được thưởng: 50 triệu đồng.

Với thành tích đã đạt được, từ năm 2018 đến năm 2022, anh đều đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở; từ năm 2018 đến năm 2021 nhận được nhiều khen thưởng như: Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn, Bằng khen Bộ Công Thương, Giấy khen Tổng Công ty, Bằng khen Ủy Ban Quản lý vốn Nhà nước (UBQLV).

2. Nguyễn Việt Cường, sinh năm 1983, Kỹ thuật Phân xưởng – Phân xưởng Vấn Bao, Công ty Thuốc lá Sài Gòn, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Trong 5 năm qua, anh đã đóng góp được 5 sáng kiến với tổng giá trị làm lợi 15,464 tỷ đồng.

Sáng kiến 1: Chế tạo bộ tách gói và bộ bàn ủi để làm căng bề mặt bóng kính bao trên máy Focke số 2 (Năm 2018)

- Giá trị làm lợi: 200 triệu đồng.

- Số tiền được thưởng: 8 triệu đồng.

Sáng kiến 2: Thiết kế, chế tạo và lắp ráp mới máy đóng thùng tự động nhằm từng bước tự động hóa, giảm lao động trên một dây chuyền sản xuất để tăng năng suất lao động theo chủ trương của lãnh đạo công ty (Năm 2019)

- Giá trị làm lợi: 15,168 tỷ đồng/3 máy

- Số tiền được thưởng: 122 triệu đồng /3 máy.

Sáng kiến 3: Tính toán, thiết kế tỉ số truyền bộ bánh răng truyền động Rulo kéo giấy bóng kiếng bao của máy GD-C600 để rút ngắn chiều dài giấy bóng kiếng nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất (Năm 2020)

- Giá trị làm lợi: 50 triệu đồng / mỗi năm.

- Số tiền được thưởng: 04 triệu đồng.

Sáng kiến 4: Thiết kế lại bộ truyền động trục vít bánh vít để phục hồi hộp số của motơ chỉ xé trên dây chuyền Focke (Năm 2021)

- Giá trị làm lợi: 36 triệu đồng.

- Số tiền được thưởng: 02 triệu đồng.

Sáng kiến 5: Thiết kế bộ phụ tùng chuyển đổi sản phẩm từ quy cách bao Demislim83 sang quy cách bao Demislim90 trên dây chuyền HLP.

- Giá trị làm lợi: 100 triệu đồng.

- Số tiền được thưởng: 22 triệu đồng

Với thành tích đã đạt được, từ năm 2018 đến năm 2022, anh đạt được các danh hiệu như: Chiến sĩ thi đua cơ sở, Chiến sĩ thi đua UBQLV. Từ năm 2019 đến năm 2021, anh nhận được nhiều khen thưởng như: Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn, Giấy khen Tổng Công ty, Bằng khen UBQLV.

3. Nguyễn Mạnh Triết, sinh năm1982, Cử nhân Kinh tế - Phụ trách xưởng lốp bias XN Lốp Radial, Công ty CP Cao su Miền Nam, Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam. Các sáng kiến anh đã đạt được trong 5 năm qua, gồm:

Sáng kiến 1: Cải tiến khuôn mẫu lốp xe nâng (áp dụng vào sản xuất năm 2012). Sau khi cải tiên lốp xe nâng sẽ cứng hơn làm giảm tỷ lệ đổi hàng do nứt mặt lốp và bể hông lốp đáng kể. Giá trị làm lợi sau cải tiến là 149.627.054 đồng.

Sáng kiến 2: Cải tiến quy trình sản xuất lốp xe nâng (áp dụng vào sản xuất năm 2016). Sau khi cải tiến đã giảm đáng kể công sức lao động của công nhân sản xuất, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm. Cải tiến đã mang lại giá trị làm lợi 215.500.000 đồng.

Sáng kiến 3: Giảm tỷ lệ đổi lốp xe nâng (áp dụng vào sản xuất năm 2016). Sau cải tiến tỷ lệ đổi của lốp xe nâng giảm xuống đưới 1% và mang lại giá trị làm lợi là 70.500.000 đồng.

Sáng kiến 4: Thiết kế máy thành hình (áp dụng vào sản xuất năm 2017). Sau cải tiến tăng năng suất lao động, giảm công sức lao đông, tăng chất lượng sản phẩm, giá trị làm lợi cải tiến mang lại là: 215.000.000 đồng.

Sáng kiến 5: Thiết kế thiết bị cắt bavia lốp xe nâng (áp dụng vào sản xuất năm 2021). Sau cải tiến hiệu quả mang lại rất đáng kể và mang lại giá trị làm lợi là 24.750.000 đồng.

Sáng kiến 6: Chế tạo thiết bị cắt bavia màng hơi (áp dụng vào sản xuất năm 2021)

Sau cải tiến năng suất lao động khu vực cắt bavia màng hơi tăng từ 7 phút/1 màng hơi, sau cải tiến chỉ còn 3 phút/1 màng hơi, chất lượng ngoại quan màng hơi đảm bảo và giá trị làm lợi sau cải tiến là 140.359.000 đồng.

Sáng kiến 7: Sử dụng vải mành phế của lốp TPR, PCR làm thành phần 100% vải mành sử dụng cho lốp xe nâng (áp dụng vào sản xuất năm 2022). Giá trị làm lợi sau cải tiến là 140.359.697 đồng.

Với thành tích đã đạt được, từ năm 2019 đến năm 2022, anh đạt các danh hiệu như: Đã có thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2018-2019 của Chủ tịch UBQLV; có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2020 của Tổng Giám đốc Công ty; Chiến sỹ thi đua cơ sở; có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “ Lao động giỏi, Lao động sáng tạo” tỉnh Bình Dương; có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh của Ban chấp hành Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam...

4. Nguyễn Trung Thoại, sinh năm 1976, Trưởng khoa Điện và Tự động hóa, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung. Trong 5 năm qua, anh đã đóng góp được 1 đề tài cấp Bộ, 2 sáng kiến cấp Tỉnh, 2 đề án cấp Bộ, 1 giải pháp (đạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh lần thứ 9, giải Khuyến khích Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 năm 2020-2021), 3 sáng kiến cấp trường, 2 giáo trình cấp trường, với tổng giá trị làm lợi 1.713.050.000 đồng.

Đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng mô hình nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu từ rác thải sinh hoạt (năm 2016-2017)

- Giá trị làm lợi: 150 triệu đồng

- Số tiền được thưởng: 15 triệu đồng

Sáng kiến (cấp tỉnh): Xây dựng mô hình bơm nước tự động không dây (Năm 2017-2018)

- Giá trị làm lợi: 55 triệu đồng/50 mô hình

- Số tiền được thưởng: 5 triệu đồng

Đề án cấp Bộ/Sáng kiến cấp trường: Xây dựng định mức Kinh tế Kỹ thuật nghề tự động hóa công nghiệp (Năm 2018-2019)

- Giá trị làm lợi: 554.900.000 đồng

- Số tiền được thưởng: 50 triệu đồng

Sáng kiến (cấp tỉnh): Mô hình bơm nước tự động không dây sử dụng điện năng lượng mặt trời (Năm 2019-2020)

- Giá trị làm lợi: 70 triệu đồng/50 mô hình

- Số tiền được thưởng: 7 triệu đồng

Sáng kiến (cấp trường): Nghiên cứu các biện pháp phòng sét, tan băng cho đường dây truyền tải điện trên không đi qua khu vực băng tuyết (Năm 2019-2020)

- Giá trị làm lợi: 40 triệu đồng

- Số tiền được thưởng: 5 triệu đồng

Sáng kiến (cấp trường): Xây dựng chương trình đào tạo nghề lắp đặt, bảo trì hệ thống năng lượng tái tạo (Năm 2020-2021)

- Giá trị làm lợi: 45 triệu đồng

- Số tiền được thưởng: 5 triệu đồng

Đề án cấp Bộ: Xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu nghề Tự động hóa công nghiệp trình độc cao đẳng, trung cấp (Năm 2020-2021)

- Giá trị làm lợi: 486.600.000 đồng

- Số tiền được thưởng: 45 triệu đồng

Sáng kiến (đạt giải Nhì Hội thi Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh lần thứ 9 (2020-2021), giải Khuyến khích Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021): Mô hình hệ thống giám sát mực nước tự động và xử lý lượng nước cảnh báo trong khoang tàu đánh bắt xa bờ (Năm 2021-2022).

- Giá trị làm lợi: 300 triệu đồng

- Số tiền được thưởng: 30 triệu đồng.

Anh đã đạt được danh hiệu: Chiến sỹ thi đua cơ sở 7 năm liền (2016-2022); từ năm 2016 – 2022 anh đã được nhiều khen thưởng như: Chiến sỹ thi đua Bộ Công Thương, Giấy khen Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên, Bằng khen Bộ Công Thương; Bằng khen của Công đoàn Công Thương Việt Nam, Bằng khen Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam…

5. Dương Quốc Hiệu, sinh năm 1988, Tổ trưởng - Phòng TCHC, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung. Trong 5 năm qua, anh đã đóng góp được 3 sáng kiến, với tổng giá trị làm lợi là 405.000.000 đồng.

Sáng kiến 1: “Mô hình Pin năng lượng mặt trời tự điều chỉnh hướng theo ánh sáng”. Sáng kến này đã đạt giải nhất tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật Tỉnh Phú Yên năm 2017 và được áp dụng hiệu quả vào công tác giảng dạy cũng như thực tế sản xuất.

- Giá trị làm lợi: 150 triệu đồng/ 1 máy

- Số tiền được thưởng: 15 triệu đồng

Sáng kiến 2: “Mô hình xe điện thông minh” Sáng kến này đã đạt giải ba tại hội thi sáng tạo kỹ thuật Tỉnh Phú Yên năm 2017

- Giá trị làm lợi 55 triệu đồng/ 1 máy

- Số tiền được thưởng: 7 triệu đồng

Sáng kiến 3: “Bộ chuyển đổi DC/DC tăng áp ứng dụng trong hệ thống pin quang điện nối lưới độc lập” đã đạt giả ba tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật Tỉnh Phú Yên năm 2019 và được áp dụng hiệu quả vào công tác giảng dạy cũng như thực tế sản xuất.

- Giá trị làm lợi 200 triệu đồng.

- Số tiền được thưởng: 7 triệu đồng

Anh đã đạt được danh hiệu: Chiến sỹ thi đua cơ sở các năm 2017, 2018; Chiến sỹ thi đua Bộ Công Thương năm 2017; cán bộ đoàn tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2017-2019; gương điển hình tiến tiến, tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước tỉnh Phú Yên giai đoạn 2015-2020.

Từ năm 2017 đến năm 2020 anh nhận được: Bằng khen Ban Chấp hành Công Đoàn Công Thương Việt Nam; Bằng khen Bộ trưởng Bộ Công Thương; Bằng khen Liên Đoàn Lao Động Tỉnh Phú Yên; Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên…

6. Đào Thị Sương, sinh năm 1976, Giảng viên Khoa Công nghệ Hóa - Tài Nguyên và Môi trường, Tổ trưởng Công đoàn: Quản trị - Khoa học cơ bản, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung. Trong 5 năm qua, chị đã đóng góp được 3 sáng kiến và 4 đề tài nhằm xây dựng quy trình phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên ngành Hóa, tạo ra các sản phẩm rẻ, thân thiện với môi trường với số tiền thưởng 81.800.000 đồng.

Sáng kiến 1: " Tổng hợp Biođiêzen từ dầu Jatropha” (Năm 2017)

- Số tiền được thưởng: 7,5 triệu đồng.

Sáng kiến 2: “Xây dựng quy trình tái chế dầu nhờn thải quy mô phòng thí nghiệm” (Năm 2018)

- Số tiền được thưởng: 4,4 triệu đồng.

Sáng kiến 3: “Tổng hợp mỡ nhờn từ dầu nhờn thải” (Năm 2018)

- Số tiền được thưởng: 27,4 triệu đồng.

Đề tài 1: “Nghiên cứu chiết tách Polyphenol từ lá chè xanh trồng tại Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên” (Năm 2019)

- Số tiền được thưởng: 12,5 triệu đồng.

Đề tài 2: “Sử dụng cần tây thay thế cho KNO3 trong chế biến lạp xưởng tươi” (Năm 2019)

- Số tiền được thưởng: 12,5 triệu đồng.

Đề tài 3: “Nghiên cứu quy trình sản xuất trà và cao Diệp Hạ Châu” (Năm 2019).

- Số tiền được thưởng: 17,5 triệu đồng.

Đề tài 4: “Kiểm toán rác thải tại trường Cao đẳng Công thương miền Trung” (Năm 2021)

Chị đã đạt được danh hiệu: Chiến sỹ thi đua cơ sở các năm 2016, 2017,2018. Từ năm 2017 – 2019, chị nhận được nhiều hình thức khen thưởng như: Bằng khen Bộ trưởng Bộ Công thương; Bằng khen của Ban Chấp hành Công đoàn Công Thương Việt Nam; Bằng khen của Ban Chấp hành Liên đoàn lao động tỉnh Phú Yên; Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn.

Điều đáng nói, cả 6 tấm gương nêu trên không chỉ có tính sáng tạo mà luôn nhiệt huyết giúp đỡ đồng nghiệp, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Thanh Tâm

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/cong-doan-cong-thuong-viet-nam-de-nghi-xet-tang-giai-thuong-nguyen-duc-canh-nam-2023-cho-6-ca-nhan-262231.html