Công đoàn Hà Nam - Điểm tựa của đoàn viên, người lao động
Nhiệm kỳ 2018 - 2023, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tỉnh ủy, sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền và sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và sự đoàn kết, nỗ lực của đội ngũ cán bộ, đoàn viên trong tỉnh, hoạt động công đoàn đã đạt những kết quả quan trọng, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Hà Nam lần thứ XII đề ra. Qua đó, phát huy tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong tỉnh. Vị thế của tổ chức công đoàn ngày càng được khẳng định và nâng cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ba khâu đột phá nhiệm kỳ 2023-2028Một số chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2023-2028
Nhiệm kỳ 2018 - 2023, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tỉnh ủy, sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền và sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và sự đoàn kết, nỗ lực của đội ngũ cán bộ, đoàn viên trong tỉnh, hoạt động công đoàn đã đạt những kết quả quan trọng, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Hà Nam lần thứ XII đề ra. Qua đó, phát huy tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong tỉnh. Vị thế của tổ chức công đoàn ngày càng được khẳng định và nâng cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bảo đảm quyền, lợi ích cho người lao động
LĐLĐ tỉnh đang quản lý 1.232 công đoàn cơ sở (CĐCS) với tổng số hơn 120.000 đoàn viên, CNVCLĐ. Điểm nổi bật nhiệm kỳ qua là công tác chăm lo, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động (NLĐ) được tập trung thực hiện xuyên suốt, kịp thời, thiết thực và hiệu quả. Các cấp công đoàn đã tích cực tham gia chính sách về tiền lương, tiền thưởng, điều kiện, môi trường làm việc, vấn đề nhà ở; ký hợp đồng lao động; đại diện cho NLĐ ký kết thỏa ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động; tham mưu tổ chức thành công các hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và doanh nghiệp với đoàn viên, NLĐ; phối hợp thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ ở cơ sở, đối thoại tại nơi làm việc; hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, hội nghị NLĐ; nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể…
Trong nhiệm kỳ, đã ký mới 428 bản thỏa ước lao động tập thể, nâng tổng số thỏa ước lao động tập thể đã ký kết toàn tỉnh lên 2.088 bản, đạt tỷ lệ 98,4% so với tổng số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Chất lượng các bản thỏa ước lao động tập thể ngày càng được nâng lên, trên 80% bản thỏa ước lao động tập thể có những điều khoản có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật, nhất là về tiền lương, tiền thưởng, bảo đảm việc làm, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện môi trường làm việc…
Các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được duy trì hiệu quả. Trong đó, chương trình “Tết Sum vầy” hằng năm là một điểm nhấn quan trọng với một chuỗi các hoạt động ý nghĩa, như: Thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ vé xe, tổ chức chuyến xe đưa NLĐ về quê đón Tết, tổ chức phiên chợ để NLĐ được mua các mặt hàng thiết yếu với giá ưu đãi. Từ nguồn kinh phí của công đoàn, sự quan tâm của các cấp, ngành và sự chung tay của doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các cấp công đoàn trong tỉnh đã trao tặng 27.865 suất quà; tổ chức 201 chuyến xe, trao tặng 4.347 vé xe cho đoàn viên và NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, với tổng kinh phí trên 26,1 tỷ đồng.
Từ nguồn “Quỹ xã hội Công đoàn”, Công đoàn tỉnh đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa 53 “Mái ấm Công đoàn” với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng; tổ chức thăm hỏi, trợ cấp khó khăn cho CNVCLĐ ốm đau, bị tai nạn lao động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19… với số tiền hơn 3 tỷ đồng. Nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 7c/NQ-BCH của Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Chất lượng bữa ăn ca của NLĐ”, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn, nhất là CĐCS tham gia giám sát chất lượng bữa ăn ca của NLĐ tại đơn vị. Đến nay, 100% CĐCS tổ chức thực hiện bữa ăn ca cho NLĐ với mức thấp nhất 20.000 đồng/suất; trong đó có 56 CĐCS điều chỉnh tăng mức ăn ca từ 28.000 đồng/suất trở lên. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ, LĐLĐ tỉnh đã tham mưu với Tổng LĐLĐ Việt Nam, UBND tỉnh đưa vào khai thác, sử dụng khu Thiết chế Công đoàn Hà Nam tại KCN Đồng Văn (thị xã Duy Tiên) với 244 căn hộ, tạo điều kiện về chỗ ở cho gần 1.000 công nhân lao động, giúp họ yên tâm sinh sống, làm việc.
Ba khâu đột phá nhiệm kỳ 2023-2028
- Tập trung đối thoại, thương lượng tập thể, bảo đảm lợi ích hài hòa cho đoàn viên, NLĐ và doanh nghiệp, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, điều kiện và thời giờ làm việc.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ CĐCS đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
- Chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động công đoàn, ưu tiên lĩnh vực quản lý đoàn viên và tài chính.
Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức công đoàn trong tình hình mới
Trải qua 12 kỳ đại hội, tổ chức công đoàn và lực lượng đoàn viên, CNVCLĐ trong toàn tỉnh không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, góp phần để Công đoàn tỉnh hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả của mình. Đó là, tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh; đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với công nhân, NLĐ, tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nhất là từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 02 được các cấp công đoàn quan tâm, chú trọng và đạt nhiều kết quả tích cực; chất lượng, hiệu quả hoạt động, uy tín của tổ chức công đoàn được nâng lên. Ở nhiều đơn vị, doanh nghiệp, nhờ có tổ chức công đoàn mà các chế độ, chính sách cho NLĐ luôn được bảo đảm. Công đoàn thực sự là cầu nối giữa đơn vị, doanh nghiệp với NLĐ trong việc thực thi các chính sách về lao động, giúp NLĐ yên tâm gắn bó lâu dài với công việc của mình, với tổ chức công đoàn. Các phong trào thi đua yêu nước được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, doanh nghiệp nhằm khơi dậy sức sáng tạo và tinh thần cống hiến trong đoàn viên, CNVCLĐ.
Tặng Bằng khen của LĐLĐ tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Chương trình 1 triệu sáng kiến. Ảnh: Hải Yến
Đạt được kết quả trên, bài học kinh nghiệm của Công đoàn tỉnh trong nhiệm kỳ, đó là tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và công đoàn cấp trên, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trọng tâm là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; chủ động xây dựng và triển khai các hoạt động bảo đảm phù hợp, thiết thực. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có ý thức trách nhiệm, tinh thần nêu gương, nhiệt tình, có kiến thức về pháp luật, kỹ năng công tác công đoàn, đặc biệt là cán bộ CĐCS tâm huyết, năng động, uy tín, gắn bó với đoàn viên…Những thành tích đáng tự hào trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 của Công đoàn tỉnh đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để Công đoàn tỉnh Hà Nam tiếp tục phát huy tinh thần “Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, phát triển”, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới đề ra, góp phần xây dựng tỉnh Hà Nam trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Một số chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2023-2028
- Phát triển thêm ít nhất 53.600 đoàn viên mới.
- 85% trở lên doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện đại diện, thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
- Ít nhất 75% số vụ việc của đoàn viên có nhu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án sẽ có đại diện công đoàn tham gia, hoặc được công đoàn hỗ trợ.
- Có từ 65% trở lên công nhân lao động tại doanh nghiệp được tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
- 90% nữ cán bộ công chức, viên chức, lao động đạt danh hiệu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà".
- 80% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được hưởng thụ, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao…
Lê Văn Hà, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Nam