Công nghệ tình báo của tương lai
Một trong những khía cạnh nổi bật nhất của sự tiến hóa các khả năng tình báo Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh là sự phát triển và triển khai của các vệ tinh trinh sát ngày càng tinh vi hơn.
Trong suốt thời Chiến tranh lạnh, Mỹ thường tập trung do thám tình báo vào một loạt các quốc gia mục tiêu bao gồm Liên Xô, Trung Quốc, khối Đông Âu cùng các cụm quốc gia cần để mắt tới như Argentina và Brazil, Iran và Iraq, ấn Độ và Pakistan, Israel và Nam Phi. Nhưng bây giờ, nhiều thứ đã khác xưa.
Những đôi mắt, đôi tai trên bầu trời
Hệ thống thu thập công nghệ tình báo của Mỹ hiện tại được chia thành 3 loại: những hệ thống hình ảnh, tình báo tín hiệu cùng tình báo chữ ký và đo lường. Những hệ thống hình ảnh sẽ tạo ra những bức ảnh nhìn thấy thông thường; thu thập phát xạ hoặc phản xạ từ một mục tiêu được chuyển thành hình ảnh; hay truyền sóng vô tuyến về phía mục tiêu và sau đó khôi phục những tín hiệu bị dội lại bằng cách dùng những tín hiệu này để sản sinh ra hình ảnh.
Những hệ thống hình ảnh quan trọng nhất mà cộng đồng tình báo Mỹ đang triển khai là các hệ thống trên không và trên vũ trụ. Trải dài vài trăm dặm bên trên Trái đất là một mạng lưới gồm có 5 vệ tinh hình ảnh. Nguồn tin thông tin cho biết có ít nhất 3 vệ tinh Advanced KH-11 và 2 vệ tinh Lacrosse được đưa lên quỹ đạo, mặc dù vệ tinh đầu tiên trong số 3 thiết bị Advanced KH-11 đã lâu không còn hoạt động nữa.
Vệ tinh Advanced KH-11 mang theo hệ thống điện quang (loại dùng cho truyền hình) rất nhạy ánh sáng thường và phát xạ hồng ngoại, sẽ ngay lập tức gửi hình ảnh của nó đến một vệ tinh chuyển tiếp để đưa hình ảnh đó xuống Trái đất.
Những hình ảnh đó truyền xuống trái đất trong thời gian thực. Tùy vào các điều kiện khí quyển và độ tương phản của mục tiêu với bóng của nó mà những vật thể có kích thước khoảng 15cm đều có thể bị phát hiện. Dù không thể đọc rõ số trên biển số xe, nhưng cái gương 2,54m của vệ tinh Advanced KH-11 có thể nhìn thấy một vật thể có kích cỡ biển số xe nằm trên mặt đất!
Bên cạnh đó, vệ tinh Lacrosse là loại vệ tinh hình ảnh radar, mặc dù không thể phân biệt nhiều chi tiết như các vệ tinh Advanced KH-11, nhưng vệ tinh Lacrosse có thể phân biệt chính xác các vật thể với kích thước khoảng 91cm. Những hệ thống tạo ra hình ảnh trên không bao gồm máy bay U-2R/TR-1; máy bay tuần tra hàng hải P-3 dùng để chống những mục tiêu trên đất liền; cùng các phương tiện bay không người lái như Predator từng được triển khai bên trên bầu trời Bosnia.
Phi đội bay U-2/TR-1 hoạt động ở độ cao hơn 18 km có thể tạo ra hình ảnh radar thời gian thực nhìn thấy bằng mắt thường, phát hình ảnh mà chúng thu thập được theo cách trực tiếp hoặc gián điệp thông qua vệ tinh chuyển tiếp xuống trạm mặt đất.
Loại thu thập tình báo thứ 2 là tình báo tín hiệu (SIGINT) chuyên trách đánh chặn các tín hiệu liên lạc bao gồm thoại, fax, telex, mã Morse cùng nhiều dạng tín hiệu điện tử khác như tín hiệu phát ra từ radar và thông tin đo từ xa được truyền xuống các bộ điều khiển mặt đất trong các vụ thử tên lửa. Dữ liệu này được thu thập bằng các nền tảng trên không, vũ trụ, trên đất liền và trên biển.
Vệ tinh tình báo tín hiệu bao gồm các loại ở tầng thấp đến trung địa (từ 500 dặm đến 700 dặm) chuyên giám sát tín hiệu điện tử từ những hệ thống radar cảnh sát sớm và phòng không nước ngoài, cũng như theo dõi tàu bè trên đại dương. Ngoài ra còn có các vệ tinh SIGINT khác trong quỹ đạo địa tĩnh cách trái đất 22.300 dặm, nơi đây chúng quay quanh trái đất cùng với tốc độ quay của trục trái đất.
Do vị trí tương đối cố định và những hệ thống vệ tinh địa tĩnh thường được dùng để đánh chặn tên lửa phóng từ xa cùng các hình thức liên lạc UHF và VHF. 3 trong số các vệ tinh mới nhất đã liên tục được phóng vào tháng 8 năm 1994, tháng 5 năm 1995 và tháng 4 năm 1996.
Một số vệ tinh SIGINT khác được đặt ở quỹ đạo hình elip cao (bên trên lục địa Bắc Cực khoảng 24.000 dặm và hạ 200 dặm ở Nam Bán Cầu). Hệ thống SIGINT đầu tiên trong quỹ đạo hình elip cao có tên mã là Jumpseat có radar chống tên lửa đạn đạo của Liên Xô. Còn phải kể đến các hệ thống SIGINT không gian bao gồm máy bay U-2 được trang bị các hệ thống đánh chặn, một số trong đó có khả năng phát hiện sự phát ra của radar.
Hay 2 loại máy bay RC-135 được chỉ định là Cobra Ball dùng để triển khai giám sát đo từ xa từ các vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo và chụp ảnh kết luận các cuộc thử nghiệm. Máy bay EP-3 (được nâng cấp từ máy bay P-3C) chuyên nhắm đến các mục tiêu radar trên bộ cùng các liên lạc VHF và UHF.
Ngoài những thiết bị này, NSA cùng các cơ quan quân sự khác đang vận hành các hệ thống SIGINT trên bộ, trên tàu và tàu ngầm. Phức tạp nhất trong số các hệ thống này phải kể đến Hệ thống ăng-ten Lồng Voi ANFLR 9 có đường kính 274m, bao gồm 3 vòng tròn ăng-ten đồng tâm. Một ăng-ten như vậy hiện đang hoạt động ở Misawa (Nhật Bản).
Loại thu thập tình báo thứ 3 là tình báo chữ ký và đo lường (MASINT). Masint chủ yếu thu thập dữ liệu bằng các cảm biến kỹ thuật. Các hệ thống Masint cho phép các nhà phân tích dùng dữ liệu thu thập được để đo các đặc điểm của một sự kiện hoặc vật thể như năng suất của một vụ nổ hạt nhân, vận tốc của tên lửa hay xác định một đối tượng đang hoạt động bằng chữ ký của nó, đại loại như phát xạ hồng ngoại từ chùm tia của một tên lửa đạn đạo cụ thể.
Cách sử dụng Masint hết sức đa dạng, chúng bao gồm các cảm biến hồng ngoại dùng cho Chương trình hỗ trợ quốc phòng và máy bay thuộc Hệ thống dữ liệu vệ tinh. Ngoài việc cung cấp cảnh báo về những vụ phóng tên lửa, các cảm biến hồng ngoại cũng cung cấp tình báo về mọi loại tên lửa được phóng đi và loại thuốc phóng được dùng.
Chúng cũng bao gồm các cảm biến âm thanh của Hệ thống trinh sát âm thanh (một hệ thống mảng dưới nước do Hải quân Mỹ vận hành). Trong suốt thời Chiến tranh Lạnh có tới 22 bộ nghe lén dưới nước nằm dọc theo Bắc Mỹ, Châu Âu và duyên hải Châu Á.
Gián điệp tương lai
Trong khi Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng các cảm biến hình ảnh đa dạng để tạo ra hình ảnh trong những điều kiện khác nhau, thì các vệ tinh hình ảnh tương lai có thể kết hợp những nhiệm vụ hình ảnh radar, quang học – điện tử, và ánh sáng thông thường hơn là phụ thuộc vào những hệ thống tách biệt.
Có báo cáo cho rằng Văn phòng trinh sát quốc gia Mỹ (NRO), cơ quan đang mua sắm vệ tinh tình báo, đang phát triển ra một loại vệ tinh hình ảnh có thể bao phủ lãnh thổ nhiều gấp 8 lần so với loại vệ tinh Advanced KH-11. Vệ tinh hình ảnh mới có thể đẩy nhanh việc phát hiện các hoạt động đáng ngờ nằm ở các vùng của một nước nào đó được ưu tiên thấp.
Thêm vào đó tình báo Mỹ cũng đang dành một phần lớn nguồn lực để phát triển các hệ thống di động từ vệ tinh, các hệ thống ăng-ten gắn lên tàu bè mà có thể thu thập thông tin tình báo linh hoạt chống lại những khu vực quan trọng mới hoặc đột nhiên xuất hiện.
Các loại máy bay không người lái được trang bị cảm biến hình ảnh cùng những công nghệ khác như Global Hawk và Dark Star hiện đang được phát triển có thể mở rộng khả năng của Mỹ trong việc phát hiện thứ mà một quốc gia mục tiêu đang tìm cách che giấu. Mỗi phương tiện bay không người lái này có giá 10 triệu USD, có thể bay lơ lửng trên đầu mục tiêu liên tục 24 tiếng / ngày và liên tục truyền dữ liệu mà chúng thu thập được thông qua vệ tinh chuyển tiếp.
Bên cạnh đó cộng đồng tình báo Mỹ cũng đang tái đánh giá bản chất của việc phát triển các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đáng chú ý là chương trình Caliope của Bộ Năng lượng Mỹ, hiểu nôm na là dùng laser trong cảm biến viễn thám đối với chất thải hóa học từ những cơ sở sản xuất vật liệu dùng trong sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hệ thống này có thể nhận diện chính xác những hóa chất cụ thể dựa trên phản ứng của chúng với các đầu dò laser.
Một vệ tinh hạng nhẹ có tên gọi là FORTE (ghi lại các sự kiện thoáng qua trên quỹ đạo) đang được chế tạo bởi các hệ thống Phòng thí nghiệm Los Alamos và Quốc gia Sandia nhằm thử nghiệm các cảm biến quang học và tần số vô tuyến để phát hiện những vụ thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển kiểu như vụ thử chung Israel-Nam Phi vào tháng 9 năm 1979.
Theo ông John Gentry, cựu phân tích CIA thì trong thời thập niên 1980, một số cơ hội thu thập tình báo đối với sự phát triển các chương trình vũ khí của Iraq đã được nới lỏng để dồn toàn lực vào chiến trường Iran-Iraq. Việc sử dụng công nghệ hiện có cho những hoàn cảnh mới cũng đã trở thành trào lưu, đáng chú ý là việc dùng máy bay RC-135 Cobra Ball. Trước đây nó tập trung vào các hoạt động của Trung Quốc và Liên Xô thì những năm gần đây đang được nhắm vào các vụ thử nghiệm tên lửa của Ấn Độ và Israel.
Trinh sát tầng không
Trong các năm qua, các cơ quan tình báo Mỹ đang nỗ lực mua một lượng lớn các vệ tinh hình ảnh từ Landsat và SPOT (Pháp). Hình ảnh từ vệ tinh SPOT đã được dùng cho việc lên các kế hoạch đột kích vào nội thành Baghdad trong Chiến dịch bão táp sa mạc; hay hình ảnh thu thập được từ vệ tinh Landsat cho phép phi công tham gia vào các nhiệm vụ mô phỏng bay vào phi trường Port-au-Prince ở Haiti vào năm 1994.
Những vệ tinh thương mại này cung cấp khả năng đa quang (nhìn thấy, hồng ngoại, cùng các phân đoạn quang phổ điện từ) để sản xuất hình ảnh không có sẵn trên các hệ thống tình báo. Năng lực hữu ích này dùng để phát hiện việc ngụy trang cũng như sự phù hợp của các khu vực bờ và đất đai dùng cho chiến đấu, hoặc sự hiện diện của các đường ống ngầm. Trong tương lai gần, những hệ thống thương mại có độ phân giải cao sẽ được đặt trong quỹ đạo, mở rộng khả năng của chúng nhằm tạo ra hình ảnh có thể dùng cho các mục đích tình báo.
Mỹ cũng đang dựa vào một nhóm công nghệ được triển khai bởi các quốc gia Đồng Minh. Pháp đã phóng vệ tinh hình ảnh Helios đầu tiên, và một máy bay Helios khác đã được đưa lên quỹ đạo. Pháp cũng đang có kế hoạch triển khai cùng với Đức một loại vệ tinh hình ảnh radar được gọi là Osiris trong thời khắc chuyển giao thế kỷ. Hình ảnh do thám không gian đang được dùng để tạo ra những bản đồ 3 chiều dùng để chuẩn bị cho các hoạt động quân sự cũng như đàm phán hòa bình.
Chẳng hạn như cuộc đàm phán hòa bình Bosnia năm 1995, Mỹ đã trao cho các bên tham gia một đoạn video 3 chiều về lãnh thổ biên giới tranh chấp nhằm tạo cơ hội đi đến một thỏa thuận bước ngoặt. Ngoài ra một số cuộc tập trận của không quân và hải quân là nhằm kiểm tra khả năng truyền phát dữ liệu tình báo không gian, bao gồm dữ liệu hồng ngoại từ Chương trình hỗ trợ quốc phòng của các vệ tinh KH-11, làm tăng khả năng tấn công hiệu quả nhiều mục tiêu di động.