Công ty sản xuất chip Trung Quốc SMIC công bố doanh thu vượt trội năm 2022
Công ty sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc, SMIC công bố doanh thu, lợi nhuận kỷ lục vào năm 2022 dù bị ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt của Mỹ, chủ yếu do nhu cầu với chip công nghệ cũ vẫn cao ở quốc gia này.
Tập đoàn sản xuất chip bán dẫn quốc tế (SMIC) hàng đầu Trung Quốc, nằm trong danh sách đen thương mại của Mỹ trong hơn 2 năm, công bố doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong năm 2022, nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với chip công nghệ cũ hơn trong nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Năm 2022, năm thứ 2 công ty SMIC, có trụ sở tại Thượng Hải bị hạn chế nhập khẩu những công cụ sản xuất chip quan trọng nhưng có được doanh thu tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2021, lên đến 7,2 tỷ USD, lợi nhuận ròng thuộc về các cổ đông đạt 1,8 tỷ USD. Đây là lợi nhuận đạt mức kỷ lục theo báo cáo hàng năm được công bố ngày 28/3.
Tỷ suất lợi nhuận gộp, một chỉ số chính về khả năng sinh lời, đạt 38% năm 2022, tăng từ mức 30,8% vào năm 2021. Mặc dù có sự tăng trưởng, nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp của SMIC vẫn thấp hơn so với những công ty dẫn đầu ngành như Công ty sản xuất chip theo hợp đồng Đài Loan (TSMC), có tỷ suất lợi nhuận gộp hơn 60% trong quý tháng 12.
SMIC cho biết, 74% tổng doanh thu năm 2022 đến từ Trung Quốc, tăng 4 % so với năm 2021, đồng thời lưu ý rằng, năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước vẫn còn thiếu so với nhu cầu thị trường đồng thời trình độ công nghệ của doanh nghiệp tụt hậu so với những công ty cùng ngành trên toàn cầu.
Arisa Liu, nhà nghiên cứu và giám đốc nghiên cứu chính về linh kiện bán dẫn tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan cho biết: “Lợi nhuận của SMIC đã được duy trì một phần do sự thiếu hụt linh kiện bán dẫn, đặc biệt là ở các nút công nghệ trưởng thành, trong 2 năm qua.”
Bà Liu nhận định, động thái phát triển công suất trong các nút công nghệ trưởng thành ở Trung Quốc có thể dẫn đến một cuộc chiến cạnh tranh giá cả và sự dư thừa sản phẩm khi nhu cầu chip toàn cầu chững lại. Bà cũng cho rằng những biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của SMIC trong năm 2023 và năm 2024.
Trong bối cảnh những biện pháp trừng phạt cứng rắn của Mỹ đang hạn chế khả năng phát triển công nghệ tiên tiến, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của SMIC hiện chỉ chiếm 10,1% tổng doanh thu, giảm năm thứ ba liên tiếp từ 11,7% và 17,3%, lần lượt vào năm 2021 và 2020, dù khoảng ngân sách tuyệt đối chi cho R&D cao hơn năm 2021 do tổng doanh thu cao hơn.
Công ty SMIC đạt được một bước đột phá về công nghệ năm 2022, sản xuất thành công chip khai thác tiền điện tử trên nút công nghệ quy trình 7 nanomet, không sử dụng các máy in thạch bản cực tím tiên tiến từ công ty ASML của Hà Lan. SMIC chưa bao giờ đưa ra bất cứ bình luận nào về bước đột phá này.
Trong báo cáo thường niên mới nhất doanh nghiệp, xưởng đúc đã cung cấp một số thông tin chi tiết về công nghệ, nhưng không tiết lộ chi tiết về năng lực công nghệ, vốn được các nhà phân tích ngành chip theo dõi chặt chẽ. Công nghệ FinFet, một loại bóng bán dẫn 3D cho phép sử dụng các nút công nghệ dưới 20nm, đã được nêu lên trong số thành tựu công nghệ của doanh nghiệp, nhưng công ty không công khai chi tiết về kết quả của quy trình nút công nghệ đã trưởng thành này.
SMIC hiện đang là xưởng đúc duy nhất ở Trung Quốc có năng lực sản xuất các chip 14nm, nhưng kế hoạch phát triển 10nm trở xuống bị hủy bỏ vào tháng 12/2020 dưới áp lực các lệnh trừng phạt của Mỹ.
SMIC cho biết, quy trình 28nm vẫn là nút phổ biến nhất trong số 9 dự án mở rộng những ứng dụng như điện tử tiêu dùng, Internet vạn vật và điện tử ô tô.
Trung Quốc đặt mục tiêu không tuyên bố rộng rãi là mua sắm tới 70% nhu cầu ngành chip về giá trị hợp đồng từ các nhà cung cấp trong nước. Bắc Kinh có kế hoạch tăng gấp đôi khả năng tự cung tự cấp các nhóm linh kiện bán dẫn trước nhằm đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ.
SMIC cho biết, mặc dù đã tăng cường mua sắm từ các nhà cung cấp địa phương những nguyên liệu thô, bộ phận máy móc, phần mềm và thiết bị cốt lõi quan trọng để sản xuất chip, Trung Quốc vẫn phải mua với số lượng tương đối nhỏ nhu cầu từ các nhà cung cấp nước ngoài đủ tiêu chuẩn trên toàn thế giới.
SMIC cũng tuyên bố, công ty hiện đang bị săn trộm nhân tài trong bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng công nhân lành nghề trong lĩnh vực sản xuất linh kiện bán dẫn Trung Quốc. Theo đại diện của SMIC, tình huống chảy máu nhân tài “phần lớn đã chậm lại” vào năm 2022 do công ty cung cấp đặc quyền và lợi ích tốt hơn cho nhân viên.
Tính đến cuối năm 2022, SMIC thuê khoán chuyên môn 2 326 nhân viên R&D, chiếm 10,8% tổng lực lượng lao động của doanh nghiệp, tăng từ 9,9% so với năm 2021. Các nhân viên kỹ thuật R&D của SMIC cho biết nhân viên R&D thu được mức lương trung bình hàng năm là 66.000 USD năm 2022.
Theo những chuyên gia phân tích trong ngành, nhóm kỹ sư tài năng kỹ thuật của SMIC rất được các đối thủ cạnh tranh và đồng nghiệp mong muốn, trong đó có cả một số công ty bán dẫn lớn nhất Trung Quốc như nhà sản xuất công cụ cho chip Naura Technology Group.
SMIC có thêm 400 bằng sáng chế mới được chứng nhận vào năm 2022 trong số 817 đơn xin cấp bằng sáng chế, nâng tổng số bằng sáng chế của doanh nghiệp lên 12.963 cuối tháng 12/2022, theo báo cáo hàng năm của doanh nghiệp.
Năm 2023 tình hình kinh doanh khó có thể khả quan. Tháng 2, công ty dự đoán ngành công nghiệp vi mạch sẽ vẫn ở đáy của chu kỳ ngành trong nửa đầu năm 2023, doanh thu của SMIC sẽ giảm từ 10 đến 12% trong quý đầu tiên tính từ quý trước. Tỷ suất lợi nhuận gộp dao động từ 19 đến 21 % trong ba tháng và trong cả năm sẽ duy trì ở mức khoảng 20 %.
Thị trường vi mạch tăng trưởng chậm hơn vào năm 2022 và thể hiện ở lượng hàng tồn kho của nhà sản xuất chip SMIC. Tính đến ngày 31/12/2022, số dư hàng tồn kho đạt 13,3 tỉ nhân dân tệ (436 triệu USD), tăng 75% so với đầu năm 2022. Con số này lên tới hơn 516 720 miếng wafer, tăng gần 5 lần.