Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô, Cột cờ còn là chứng tích cho một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt, dấu ấn kiên cường, bất khuất của các thế hệ người dân đất Hà thành.
Cột cờ Hà Nội đã có tuổi đời hơn 200 năm gắn bó với mảnh đất thủ đô, trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử vẫn đứng sừng sững, hiên ngang giữa đất trời. Ảnh: TTXVN
Khu Di tích cột cờ Hà Nội những ngày mùa Thu tháng Tám (2022). Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Sân Cột cờ Hà Nội, nơi tổ chức lễ chào cờ đầu tiên trong ngày giải phóng Thủ đô, chiều 10/10/1954. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Trong ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội” đã trở thành giây phút thiêng liêng với người dân Thủ đô. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Cột cờ Hà Nội, biểu tượng lịch sử của Thủ đô. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko thăm Di tích Cột cờ Hà Nội trong chuyến thăm chính thức Việt Nam (8/12/2023). Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Cờ, áp phích được trang trí quanh khu vực Di tích Cột cờ Hà Nội trong những ngày mùa Thu tháng Tám. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Năm 1945, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên Cột cờ Hà Nội. Chính vì vậy, khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, hình ảnh Cột cờ Hà Nội cũng đã được in trang trọng trên đồng tiền được phát hành đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Phụ nữ thủ đô đạp xe hưởng ứng chương trình “Áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội lần thứ nhất - năm 2023” di chuyển qua Cột cờ Hà Nội. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN
TTXVN/Báo Tin tức