Covid-19 có thể định hình GD thế giới theo 6 cách

Nhiều trường học trên thế giới phải đóng cửa vì đại dịch Covid-19. Với những gì GD có được trong thế kỷ 21, không ai có thể tưởng tượng sự gián đoạn lớn nhất của mọi lĩnh vực lại đến từ một loại virus.

Nhiều trường học trên thế giới đóng cửa vì dịch

Nhiều trường học trên thế giới đóng cửa vì dịch

Khi các nhà hoạch định chính sách GD trên thế giới vật lộn vơíviệc tạo điều kiện cho HS học từ xa và mở cửa trường học trở lại một cách antoàn, nhiều người suy nghiệm về tác động của Covid-19 tới GD trong dài hạn vàđây là 6 khả năng mà nCov sẽ định hình GD trong tương lai.

Chi tiêu cho GD bị giảm

Vào tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cập nhật dự báo mức tăngtrưởng kinh tế toàn cầu từ 3,3% giảm xuống -3,0% (mức âm). Tăng trưởng chậm hoặcâm có nghĩa là ngân sách GD sẽ không tăng một cách tuyệt đối với tốc độ cần thiếtđể đạt được Mục tiêu phát triển bền vững cho GD. Trong bối cảnh dịch bệnh hoànhhành, ngân sách GD là một sự chia sẻ của chi tiêu quốc gia nên có khả năng bịsiết chặt.

Sự đánh đổi không dễ dàng nhưng dường như không tránh đượcgiữa các ngành với nhau và trong ngành GD. Các chính phủ phải lựa chọn giữa mộtsố sáng kiến GD tham vọng nhất, từ việc cung cấp phổ cập trung học miễn phí chotới mở rộng dịch vụ mầm non và họ phải bắt đầu xem xét những thỏa hiệp cần thựchiện. Cơ cấu hỗ trợ GD toàn cầu có thể được giữ gìn bằng cách đảm bảo GD vẫn làtrung tâm của các cuộc thảo luận về chính sách để những đầu tư thiết yếu và lơịích gần đây trong GD không bị mất đi.

Hàng triệu trẻ emkhông thể trở lại trường học

Mặc dù đạt được thành tựu lớn trong việc đưa HS tới trườngtrong 2 thập kỷ qua, 268 triệu HS phải nghỉ học khi đại dịch tấn công. Khi cáctrường học mở cửa trở lại, hàng triệu em nữa có thể không quay lại. Trẻ em từ cácgia đình chịu cú sốc kinh tế vì đại dịch và các bé gái vị thành niên có nguy cơmang thai hoặc kết hôn sớm rất dễ bị tổn thương.

Một báo cáo của tổ chức Save the Children công bố đầu thángnày đã phân tích tỷ lệ HS không tới trường chia theo nhóm thu nhập và kết quả họctập. Phân tích của họ cho thấy hơn 9 triệu trẻ em có nguy cơ bỏ học, trong đó cácnước Nigeria, Mali và Chad đứng đầu các nước có trẻ em dễ bị tổn thương.

Ngân hàng Thế giới dự đoán hơn 7 triệu trẻ em có thể khôngquay lại trường. Ngoài ra, hơn một nửa trong số tất cả bé gái tị nạn sẽ không đihọc được khi trường mở cửa trở lại.

Các chính phủ cần lập kế hoạch ngay bây giờ để tiếp cận nhữngtrẻ em có nguy cơ bỏ học cao nhất.

Trẻ em châu Phi hưởng bữa ăn khi tới trường

Trẻ em châu Phi hưởng bữa ăn khi tới trường

Nguy cơ tăng bất bìnhđẳng

Ở một số quốc gia, ví dụ Liberia và Sierra Leone, các chươngtrình GD từ xa do chính phủ đứng đầu được đưa ra vài ngày sau khi trường học đóngcửa. Các quốc gia khác cần nhiều thời gian hơn, như Ghana tới 15/6 mới tuyên bốchương trình học từ xa. Nhiều quốc gia đạt được những bước tiến đáng kể và mở rộngđược chương trình tiêu chuẩn để bao gồm nhiều ngôn ngữ, tăng tính năng hỗ trợcho HS khuyết tật. Việc mở rộng này bổ sung cho việc giảng dạy trực tiếp, thu húttrẻ em và gia đình khó khăn tiếp cận, đồng thời chuẩn bị tốt hơn cho các cuộckhủng hoảng khiến trường học phải đóng cửa trong tương lai.

Công nghệ GD chưathay thế được phương pháp truyền thống

Mặc dù có nhiều hy vọng rằng công nghệ GD sẽ là câu trả lơìcho việc học liên tục trong cuộc khủng hoảng, nhưng chưa có bằng chứng cho thâýcông nghệ có thể thay thế GV hoặc làm giảm sự bất bình đẳng.

Tuy mở rộng nhanh chóng trong khủng hoảng dịch Covid-19, cáccông ty công nghệ GD vẫn có mức sử dụng thấp vì nhiều gia đình chưa được tiếp cậncông nghệ cần thiết. Tại châu Phi, chỉ có 1 triệu trong số 500 triệu trẻ em ở đâysử dụng công nghệ GD. Tại các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp chỉ 1/5các hộ gia đình tiếp cận với internet và ½ các hộ tiếp cận được với đài và truyềnhình.

Thí sinh Trung Quốc thi ĐH khi dịch chưa hết hoàn toàn

Thí sinh Trung Quốc thi ĐH khi dịch chưa hết hoàn toàn

Giảm tính công bằng của các kỳ thi quan trọng

Một trong những câu hỏi khó khăn nhất đối với những nhà hoạchđịnh chính sách trong thời kỳ dịch Covid-19 là làm gì với các kỳ thi. Trong khimột số quốc gia đã hủy hoặc hoãn thi, một số quốc gia khác vẫn cho thi và choHS sắp thi quay trở lại trường sớm nhất.

Khi các trường đóng cửa vì Covid-19, vai trò của các kỳ thiđược mang ra thảo luận xem đây có phải là cách công bằng để chọn lọc HS với nhữngtrải nghiệm đầu đời rất khác nhau trước khi vào giai đoạn học tập tiếp theo haykhông. Tuy điều này được xem là công bằng nhưng nó không xem xét những lợi thếmà trẻ em nhà giàu được hưởng: trường tiểu học tốt hơn, cha mẹ được giáo dục tốthơn, dinh dưỡng tốt hơn.

Các kỳ thi quan trọng đã củng cố sự bất bình đẳng khi ưu thếnghiêng về người giàu và như vậy nó là một trong những yếu tố ngăn chặn GD trởthành yếu tố cân bằng xã hội. Các chính phủ nên xem xét những chính sách thaythế công bằng hơn để quản lý việc HS chuyển đổi từ giai đoạn GD này sang giai đoạnGD tiếp theo.

Thị trường GD bị giánđoạn, tăng gánh nặng cho GD công

Thị trường GD tư nhân đã trải qua thời gian khó khăn trong khiphải đóng cửa. Hầu hết không có hoặc bị giảm doanh thu từ học phí. Khi mở cưảtrở lại, số HS tuyển vào sẽ giảm mạnh khi hàng triệu gia đình bị cú sốc kinh tếvà không thể trả học phí.

Trong thời điểm bình thường, thị trường GD tồn tại ở một trạngthái cân bằng nào đó – nơi HS được phân bổ tới các trường công và tư. Ở nhữngkhu vực có tỷ lệ các trường tư thục cao, đại dịch Covid-19 có khả năng làm mấttrạng thái cân bằng thị trường GD hiện có. Việc chuyển đổi sang các trường côngsẽ làm cho hệ thống GD nhà nước căng thẳng, đặc biệt là vùng đô thị vốn có đâùtư không kịp với phát triển dân số. Các rào cản về giao thông, chi phí sẽ khiếnmột số trẻ em không thể tới trường. Về lâu dài, ngành GD sẽ trở lại thị phần nhưtrước nhưng tác động về trung hạn và dài hạn có thể gây tổn thất nặng cho treẻm và hàng triệu GV nữ làm việc trong các trường tư thục.

Theo CGDEV

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/covid-19-co-the-dinh-hinh-gd-the-gioi-theo-6-cach-1596078634860.html