Cụ Dương Văn Ngộ – người mẫu đặc biệt của Bưu điện TPHCM

Ở TPHCM rất nhiều người biết đến cụ Dương Văn Ngộ – 'người rất nổi tiếng với huyền thoại người viết thư tay cuối cùng' ở thành phố này, cũng có khi là của cả nước.

(SGTT) – Ở TPHCM rất nhiều người biết đến cụ Dương Văn Ngộ – “người rất nổi tiếng với huyền thoại người viết thư tay cuối cùng” ở thành phố này, cũng có khi là của cả nước.

Làm việc tại Bưu điện TPHCM từ lúc hơn 20 tuổi, đến nay cụ Dương Văn Ngộ đã 89 tuổi mà vẫn chưa chịu nghỉ ngơi, ngày ngày cụ vẫn tiếp tục đạp xe đi làm, vẫn gắn bó với nơi đây thông qua công việc viết thư thuê. “Đi làm vui lắm, ở nhà buồn”, cụ Ngộ chia sẻ. Vậy nên, mỗi tuần năm ngày làm việc, đều đặn cụ Ngộ có mặt tại Bưu điện TPHCM lúc 8 giờ sáng và rời khỏi đó lúc 3 giờ 30 chiều. Công việc của cụ vẫn là viết thư tay cho người cần và hướng dẫn thông tin cho người lần đầu đến bưu điện.

Cụ Ngộ thường viết thư, bưu thiếp cho khách hàng của mình bằng ba thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Giờ đây, thời đại công nghệ với điện thoại, máy vi tính, khách tìm đến nhờ cụ viết thư tay đã thưa vắng hơn. Nhưng bù lại, số người đến xin chụp hình cùng cụ lại rất nhiều. “Mỗi ngày có khoảng 30 đến 40 người đến xin chụp hình với tôi”, cụ Ngộ cho hay.

Ngày ngày cụ Ngộ vẫn đạp xe đi làm. Mỗi khi cần đi khám bệnh phải nghỉ, cụ đều báo cho anh bảo vệ bưu điện biết vì “làm người phải có uy tín, nếu mình nghỉ mà không thông báo sẽ phiền biết bao khách đến chờ”.

Ngày ngày cụ Ngộ vẫn đạp xe đi làm. Mỗi khi cần đi khám bệnh phải nghỉ, cụ đều báo cho anh bảo vệ bưu điện biết vì “làm người phải có uy tín, nếu mình nghỉ mà không thông báo sẽ phiền biết bao khách đến chờ”.

Chỗ ngồi làm việc của cụ Ngộ từ năm 1990 đến nay, tức sau khi cụ nghỉ làm chính thức cho bưu điện này.

Chỗ ngồi làm việc của cụ Ngộ từ năm 1990 đến nay, tức sau khi cụ nghỉ làm chính thức cho bưu điện này.

Mắt cụ đã mờ đi nhiều. Để nhìn rõ, cụ dùng một chiếc kính lúp để soi chữ cần viết.

Mắt cụ đã mờ đi nhiều. Để nhìn rõ, cụ dùng một chiếc kính lúp để soi chữ cần viết.

Lúc nào cụ Ngộ cũng mang theo hai chiếc kính lúp bên người: cái màu vàng để làm việc, cái còn lại để đi đường cần dùng thì lấy ra xem.

Lúc nào cụ Ngộ cũng mang theo hai chiếc kính lúp bên người: cái màu vàng để làm việc, cái còn lại để đi đường cần dùng thì lấy ra xem.

Cụ Ngộ viết bưu thiếp cho khách, thường bằng tiếng Anh, Pháp và Việt.

Cụ Ngộ viết bưu thiếp cho khách, thường bằng tiếng Anh, Pháp và Việt.

Và cụ bỗng trở thành một “người mẫu” đặc biệt mà du khách đến Bưu điện TPHCM đều muốn xin chụp hình làm kỷ niệm.

Và cụ bỗng trở thành một “người mẫu” đặc biệt mà du khách đến Bưu điện TPHCM đều muốn xin chụp hình làm kỷ niệm.

Người nước ngoài biết tới cụ nhiều và thường ghé xin chụp ảnh.

Người nước ngoài biết tới cụ nhiều và thường ghé xin chụp ảnh.

Nụ cười thật tươi của hai cô gái Hà Nội khi nhận được tấm bưu thiếp cụ Ngộ viết và ký tặng để làm lưu niệm.

Nụ cười thật tươi của hai cô gái Hà Nội khi nhận được tấm bưu thiếp cụ Ngộ viết và ký tặng để làm lưu niệm.

Một ngày kết thúc, cụ Ngộ thường dùng giấy để lau thật sạch chỗ ngồi của mình trước khi rời bước khỏi bưu điện.

Một ngày kết thúc, cụ Ngộ thường dùng giấy để lau thật sạch chỗ ngồi của mình trước khi rời bước khỏi bưu điện.

Thành Hoa

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/cu-duong-van-ngo-nguoi-mau-dac-biet-cua-buu-dien-tphcm/