Cục Thuế Bình Định: Thành công chuyển đổi số quản lý khai thác khoáng sản

Sau 1 năm đưa vào vận hành Ứng dụng 'bản đồ số mỏ khoáng sản ', Cục Thuế Bình Định đã thu được 'quả ngọt', khi số thuế tài nguyên thu được đã cao hơn cùng kỳ năm trước. Việc công khai, minh bạch số liệu quyết toán thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường cũng là thành công trong điều hành của Cục Thuế tỉnh.

Công khai số liệu quyết toán thuế tài nguyên

Với thế mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế, hiện nay hệ sinh thái chuyển đổi số đã bao phủ tất cả các chức năng quản lý thuế. Cục Thuế Bình Định tổ chức thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa công tác quản lý thuế gắn với chuyển đổi số ngành Thuế rất hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

Ảnh: Tư liệu minh họa.

Ảnh: Tư liệu minh họa.

Tháng 8/2023, Cục Thuế tỉnh đã xây dựng và đưa vào vận hành chính thức Ứng dụng “bản đồ số mỏ khoáng sản ”. Sự kiện này đánh dấu Cục Thuế Bình Định là đơn vị đầu tiên của cả nước có Ứng dụng “bản đồ số mỏ khoáng sản”.

Theo thống kê của Cục Thuế Bình Định: Năm 2021 có 477 doanh nghiệp, số mỏ là 661, thuế tài nguyên là 110,71 tỷ đồng, phí bảo vệ môi trường là 37,52 tỷ đồng.

Năm 2022 có 547 doanh nghiệp, số mỏ là 720, thuế tài nguyên là 126,17 tỷ đồng, phí bảo vệ môi trường là 52,69 tỷ đồng.

Năm 2023 có 550 doanh nghiệp, số mỏ là 695, thuế tài nguyên là 120,27 tỷ đồng, phí bảo vệ môi trường là 45,61 tỷ đồng.

Ứng dụng được cài đặt trên Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế tỉnh, đăng tải công khai thông tin cụ thể về vị trí từng mỏ khoáng sản, loại khoáng sản và trữ lượng, thời hạn khai thác, sản lượng khoáng sản khai thác đã khai thuế; số thuế mà doanh nghiệp đã nộp, còn nợ... để toàn xã hội cùng tham gia giám sát, phản biện.

Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 2.000 lượt doanh nghiệp truy cập vào ứng dụng bản đồ số mỏ khoảng sản. Qua ứng dụng này, Cục Thuế Bình Định đã tiếp nhận được nhiều thông tin giám sát, phản biện rất quan trọng từ các doanh nghiệp, chính quyền địa phương liên quan đến việc quản lý thuế đối với khai thác khoáng sản.

Vận hành Ứng dụng “Bản đồ số Mỏ khoáng sản”, Cục Thuế thực hiện công khai số liệu quyết toán thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường theo năm: 2021, 2022, 2023 và theo từng kỳ kê khai của các mỏ được cấp phép do người nộp thuế tự kê khai.

Cụ thể, năm 2021 có 477 doanh nghiệp, số mỏ là 661, thuế tài nguyên là 110,71 tỷ đồng, phí bảo vệ môi trường là 37,52 tỷ đồng.

Năm 2022 có 547 doanh nghiệp, số mỏ là 720, thuế tài nguyên là 126,17 tỷ đồng, phí bảo vệ môi trường là 52,69 tỷ đồng.

Năm 2023 có 550 doanh nghiệp, số mỏ là 695, thuế tài nguyên là 120,27 tỷ đồng, phí bảo vệ môi trường là 45,61 tỷ đồng.

Thuế tài nguyên tăng gần 44 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái

Năm 2024, Cục Thuế Bình Định tiếp tục ứng dụng công nghệ để chống thất thu trên lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản, bằng cách nghiên cứu, bổ sung hàng loạt chức năng mới trên ứng dụng “Bản đồ số Mỏ khoáng sản”.

Cục Thuế tỉnh tăng cường ứng dụng, chống thất thu hoạt động khai thác khoáng sản được tốt hơn.

Cục Thuế tỉnh tăng cường ứng dụng, chống thất thu hoạt động khai thác khoáng sản được tốt hơn.

Theo đó, Cục Thuế Bình Định bổ sung công cụ Đối chiếu giá kê khai thuế tài nguyên với các quyết định giá của UBND tỉnh; bổ sung công cụ So sánh tờ khai thuế tài nguyên/phí bảo vệ môi trường với tờ khai quyết toán thuế tài nguyên năm... Nhờ vậy, kết quả thu thuế lĩnh vực này trong 7 tháng đầu năm 2024 đã cho “quả ngọt”.

Cụ thể, theo thống kê của Cục Thuế Bình Định, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thu được 43,4 tỷ đồng, tăng 13,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Thuế tài nguyên thu được 98,28 tỷ đồng, tăng 43,91 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Phí bảo vệ môi trường thu được 45,43 tỷ đồng, tăng 21,77 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Mặt khác, số doanh nghiệp mới phát sinh được cấp phép khai thác khoáng sản, chưa chấp hành nghiêm túc quy định pháp luật trong việc xác lập các nghĩa vụ tài chính đã giảm đi rất nhiều.

Cục Thuế tỉnh đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về tăng cường công tác quản lý thuế trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Do vậy, đã tạo thuận lợi để Cục Thuế tỉnh phối hợp với các sở ngành và chính quyền địa phượng nơi khai thác, đặc biệt là Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định về cấp phép khai thác khoáng sản và công tác quản lý, chống thất thu thuế có hiệu quả đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Lãnh đạo Cục Thuế Bình Định cho hay, hiện Cục Thuế tỉnh đã bổ sung công cụ đối chiếu giá kê khai thuế tài nguyên với giá của UBND tỉnh vào bản đồ số mỏ khoáng sản; đồng thời, so sánh tờ khai thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường với quyết toán năm của doanh nghiệp, đảm bảo công tác quản lý, thu thuế và chống thất thu hoạt động khai thác khoáng sản được tốt hơn./.

Nâng cấp, hoàn thiện quản lý thuế định hướng mở bằng công nghệ

Tiếp đà thành công của năm 2023, trong năm 2024, Cục Thuế Bình Định bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của HĐND, UBND các cấp để triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thu, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách được giao.

Cục Thuế Bình Định tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện mô hình quản lý thuế định hướng mở bằng công nghệ. Theo đó, công khai toàn diện các mặt công tác quản lý thuế để thu thập ý kiến phản biện xã hội, qua đó từng bước hoàn thiện công tác quản lý thuế trên các lĩnh vực như: hộ kinh doanh, tài nguyên khoáng sản, chuyển nhượng bất động sản, du lịch, xây dựng nhà ở tư nhân.../.

Minh Anh

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/cuc-thue-binh-dinh-thanh-cong-chuyen-doi-so-quan-ly-khai-thac-khoang-san-156987.html