'Cung Điện Rồng' có thể đã và đang gieo mầm sự sống khắp vũ trụ?

Theo kết quả phân tích mẫu lấy từ tiểu hành tinh Ryugu - 'Cung Điện Rồng', các chuyên gia phát hiện các phân tử hữu cơ có thể đóng vai trò nền tảng của sự sống. Nó có thể đã và đang rải mầm sự sống khắp vũ trụ.

Tàu vũ trụ Hayabusa 2 của Nhật Bản đã phân tích một mẫu lấy từ tiểu hành tinh Ryugu - được đặt theo tên Cung Điện Rồng trong thần thoại Nhật Bản và phát hiện điều bấy ngờ. Cụ thể, nhóm nghiên cứu phát hiện mẫu vật trên có chứa nhiều "chất hữu cơ tiền sinh học".

Tàu vũ trụ Hayabusa 2 của Nhật Bản đã phân tích một mẫu lấy từ tiểu hành tinh Ryugu - được đặt theo tên Cung Điện Rồng trong thần thoại Nhật Bản và phát hiện điều bấy ngờ. Cụ thể, nhóm nghiên cứu phát hiện mẫu vật trên có chứa nhiều "chất hữu cơ tiền sinh học".

Trong số này có một số axit amin tìm thấy ở tiểu hành tinh Ryugu mà các sinh vật sống của Trái đất sử dụng để tạo ra các protein cần thiết nhằm điều chỉnh các phản ứng sinh hóa, hình thành các cấu trúc như tóc và cơ.

Trong số này có một số axit amin tìm thấy ở tiểu hành tinh Ryugu mà các sinh vật sống của Trái đất sử dụng để tạo ra các protein cần thiết nhằm điều chỉnh các phản ứng sinh hóa, hình thành các cấu trúc như tóc và cơ.

Với phát hiện này, các chuyên gia cho rằng nó củng cố thêm độ tin cậy cho giả thuyết các khối xây dựng sự sống trên Trái đất bắt nguồn từ những thiên thạch, tiểu hành tinh.

Với phát hiện này, các chuyên gia cho rằng nó củng cố thêm độ tin cậy cho giả thuyết các khối xây dựng sự sống trên Trái đất bắt nguồn từ những thiên thạch, tiểu hành tinh.

"Sự hiện diện của các chất hữu cơ tiền sinh học trên bề mặt tiểu hành tinh bất chấp môi trường khắc nghiệt do sự đốt nóng của Mặt trời và bức xạ cực tím cũng như bức xạ vũ trụ trong điều kiện chân không cao, cho thấy các hạt bề mặt trên cùng của Ryugu có khả năng bảo vệ các phân tử hữu cơ", tác giả chính của nghiên cứu - chuyên gia Hiroshi Naraoka thuộc Đại học Kyushu cho biết.

"Sự hiện diện của các chất hữu cơ tiền sinh học trên bề mặt tiểu hành tinh bất chấp môi trường khắc nghiệt do sự đốt nóng của Mặt trời và bức xạ cực tím cũng như bức xạ vũ trụ trong điều kiện chân không cao, cho thấy các hạt bề mặt trên cùng của Ryugu có khả năng bảo vệ các phân tử hữu cơ", tác giả chính của nghiên cứu - chuyên gia Hiroshi Naraoka thuộc Đại học Kyushu cho biết.

Tiến sĩ Naraoka giải thích thêm: "Những phân tử này có thể được vận chuyển khắp hệ Mặt trời, có khả năng phân tán dưới dạng các hạt bụi liên hành tinh sau khi bị đẩy ra khỏi lớp trên cùng của tiểu hành tinh do va chạm hoặc các nguyên nhân khác".

Tiến sĩ Naraoka giải thích thêm: "Những phân tử này có thể được vận chuyển khắp hệ Mặt trời, có khả năng phân tán dưới dạng các hạt bụi liên hành tinh sau khi bị đẩy ra khỏi lớp trên cùng của tiểu hành tinh do va chạm hoặc các nguyên nhân khác".

Từ đây, các chuyên gia cho rằng, những hạt mầm của sự sống đến từ "Cung Điện Rồng" có thể đã và đang rải khắp vũ trụ. Sự sống trên Trái đất có thể đã được hình thành bằng cách này.

Từ đây, các chuyên gia cho rằng, những hạt mầm của sự sống đến từ "Cung Điện Rồng" có thể đã và đang rải khắp vũ trụ. Sự sống trên Trái đất có thể đã được hình thành bằng cách này.

Theo các chuyên gia, tiểu hành tinh không nhất thiết phải đâm xuống Trái đất thuở sơ khai. Chỉ cần những hạt bụi từ tiểu hành tinh này rải rác khắp nơi bởi chuỗi va chạm không ngừng nghỉ của hệ Mặt trời thuở sơ khai là đủ để gieo mầm sự sống cho Trái đất.

Theo các chuyên gia, tiểu hành tinh không nhất thiết phải đâm xuống Trái đất thuở sơ khai. Chỉ cần những hạt bụi từ tiểu hành tinh này rải rác khắp nơi bởi chuỗi va chạm không ngừng nghỉ của hệ Mặt trời thuở sơ khai là đủ để gieo mầm sự sống cho Trái đất.

"Cho đến nay, axit amin được tìm thấy từ Ryugu hầu hết phù hợp với những gì đã thấy ở các loại thiên thạch giàu carbon đã tiếp xúc với nhiều nước nhất trong không gian", đồng tác giả nghiên cứu, ông Jason Dworkin đến từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA cho biết.

"Cho đến nay, axit amin được tìm thấy từ Ryugu hầu hết phù hợp với những gì đã thấy ở các loại thiên thạch giàu carbon đã tiếp xúc với nhiều nước nhất trong không gian", đồng tác giả nghiên cứu, ông Jason Dworkin đến từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA cho biết.

Trước đó, vào tháng 9/2022, tàu thăm dò không gian Hayabusa-2 của Nhật Bản thu được những hạt bụi từ tiểu hành tinh Ryugu cách Trái đất 300 triệu km có chứa một thành phần đáng ngạc nhiên là một giọt nước. Phát hiện mới này cung cấp thêm bằng chứng cho giả thuyết rằng sự sống có thể bắt nguồn từ ngoài không gian.

Trước đó, vào tháng 9/2022, tàu thăm dò không gian Hayabusa-2 của Nhật Bản thu được những hạt bụi từ tiểu hành tinh Ryugu cách Trái đất 300 triệu km có chứa một thành phần đáng ngạc nhiên là một giọt nước. Phát hiện mới này cung cấp thêm bằng chứng cho giả thuyết rằng sự sống có thể bắt nguồn từ ngoài không gian.

Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo Space)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cung-dien-rong-co-the-da-va-dang-gieo-mam-su-song-khap-vu-tru-1812570.html