Cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ ở Việt Nam vì sao đại bại?

Cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ ở Việt Nam được tổ chức cực kỳ chuyên nghiệp, tiêu tốn rất nhiều tiền của; nhưng cuối cùng vẫn kết thúc bằng một thất bại đầy cay đắng cho đội quân viễn chinh.

 Cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ ở Việt Nam diễn ra trong giai đoạn mùa khô 1966-1967, với lực lượng lên hơn 980.000 quân, có 440.000 quân viễn chinh, hướng chiến lược chính là miền Đông Nam Bộ, nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta, tạo bước ngoặt trong chiến tranh có ý nghĩa quyết định làm chuyển biến cục diện chiến trường.

Cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ ở Việt Nam diễn ra trong giai đoạn mùa khô 1966-1967, với lực lượng lên hơn 980.000 quân, có 440.000 quân viễn chinh, hướng chiến lược chính là miền Đông Nam Bộ, nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta, tạo bước ngoặt trong chiến tranh có ý nghĩa quyết định làm chuyển biến cục diện chiến trường.

Ba cuộc hành quân nằm trong khuôn khổ chiến dịch này bao gồm: Cuộc hành quân Attelboro đánh phá vào khu căn cứ Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh tháng 11/1966, với lực lượng huy động khoảng 3 vạn quân.

Ba cuộc hành quân nằm trong khuôn khổ chiến dịch này bao gồm: Cuộc hành quân Attelboro đánh phá vào khu căn cứ Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh tháng 11/1966, với lực lượng huy động khoảng 3 vạn quân.

Cuộc hành quân Cedar Falls đánh vào “khu tam giác sắt” thuộc Trảng Bàng, Bến Súc, Củ Chi tháng 1-1967, với lực lượng 3 lữ đoàn Mỹ cùng 3 chiến đoàn ngụy và pháo binh yểm trợ.

Cuộc hành quân Cedar Falls đánh vào “khu tam giác sắt” thuộc Trảng Bàng, Bến Súc, Củ Chi tháng 1-1967, với lực lượng 3 lữ đoàn Mỹ cùng 3 chiến đoàn ngụy và pháo binh yểm trợ.

Cuộc hành quân quy mô lớn nhất, dài ngày nhất mang tên Junction City, tập trung lực lượng đánh vào vùng Bắc Tây Ninh, sát biên giới Việt Nam-Campuchia.

Cuộc hành quân quy mô lớn nhất, dài ngày nhất mang tên Junction City, tập trung lực lượng đánh vào vùng Bắc Tây Ninh, sát biên giới Việt Nam-Campuchia.

Mục đích của cuộc hành quân này, là phá hủy và tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Bắc Tây Ninh; tìm diệt một bộ phận chủ lực lớn của ta ở miền Đông; giành thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định, tạo ra bước ngoặt làm chuyển biến cục diện có lợi cho Mỹ ngụy.

Mục đích của cuộc hành quân này, là phá hủy và tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Bắc Tây Ninh; tìm diệt một bộ phận chủ lực lớn của ta ở miền Đông; giành thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định, tạo ra bước ngoặt làm chuyển biến cục diện có lợi cho Mỹ ngụy.

Lực lượng địch bao gồm: 31 tiểu đoàn bộ binh thuộc các Sư đoàn 1, 25, 4, 9 và các Lữ đoàn 196, 173 của Mỹ; 1 lữ đoàn thủy quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động quân Quân đội ngụy; 1 trung đoàn và 8 tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp, 4 trung đoàn pháo binh (tổng số khoảng 45.000 quân), với sự yểm trợ của 17 phi đoàn không quân các loại.

Lực lượng địch bao gồm: 31 tiểu đoàn bộ binh thuộc các Sư đoàn 1, 25, 4, 9 và các Lữ đoàn 196, 173 của Mỹ; 1 lữ đoàn thủy quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động quân Quân đội ngụy; 1 trung đoàn và 8 tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp, 4 trung đoàn pháo binh (tổng số khoảng 45.000 quân), với sự yểm trợ của 17 phi đoàn không quân các loại.

Lực lượng ta tham gia gồm: Sư đoàn bộ binh 9, Trung đoàn bộ binh 16, tiểu đoàn 58 cối 120mm, 3 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm, 9 đại đội bảo vệ cơ quan, 13 đại đội địa phương và 4.000 du kích.

Lực lượng ta tham gia gồm: Sư đoàn bộ binh 9, Trung đoàn bộ binh 16, tiểu đoàn 58 cối 120mm, 3 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm, 9 đại đội bảo vệ cơ quan, 13 đại đội địa phương và 4.000 du kích.

Trên cơ sở đánh giá đúng mạnh, yếu giữa ta và địch, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch phản công ở Tây Ninh và giao cho Thiếu tướng Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh; Thiếu tướng Trần Độ làm Chính ủy; đồng chí Hoàng Cầm, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2 làm Tham mưu trưởng chiến dịch.

Trên cơ sở đánh giá đúng mạnh, yếu giữa ta và địch, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch phản công ở Tây Ninh và giao cho Thiếu tướng Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh; Thiếu tướng Trần Độ làm Chính ủy; đồng chí Hoàng Cầm, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2 làm Tham mưu trưởng chiến dịch.

Chiến dịch diễn ra hai đợt: Đợt 1 (từ 22/2 đến 15/3), địch từ hướng Tây đánh sang, từ hướng Nam đánh lên, hình thành thế bao vây, đánh thọc vào khu căn cứ. Ta sử dụng lực lượng vũ trang tại chỗ chặn đánh, diệt địch ở Sê Lô, Rùm Đuôn, Ang Khắc, Sóc Ki..., đồng thời đưa lực lượng cơ động đánh vào bên sườn và sau lưng địch ở Trảng A Lân, suối Ông Hùng.

Chiến dịch diễn ra hai đợt: Đợt 1 (từ 22/2 đến 15/3), địch từ hướng Tây đánh sang, từ hướng Nam đánh lên, hình thành thế bao vây, đánh thọc vào khu căn cứ. Ta sử dụng lực lượng vũ trang tại chỗ chặn đánh, diệt địch ở Sê Lô, Rùm Đuôn, Ang Khắc, Sóc Ki..., đồng thời đưa lực lượng cơ động đánh vào bên sườn và sau lưng địch ở Trảng A Lân, suối Ông Hùng.

Bị thiệt hại nặng, từ ngày 1/3 địch phải dừng lại, đóng chốt dọc đường 22, đường 4. Ta bám đánh, tập kích địch ở Trảng Chiên, Cà Tum, Ang Khắc, Rùm Đuôn, Tà Xia, Bàu Cỏ, Đồng Pan... Choáng váng bởi các đòn tiến công liên tiếp của Quân giải phóng, ngày 13/3/1967, quân Mỹ rút khỏi Kà Tum, Bổ Túc và các chốt trên khu vực Bắc Tây Ninh.

Bị thiệt hại nặng, từ ngày 1/3 địch phải dừng lại, đóng chốt dọc đường 22, đường 4. Ta bám đánh, tập kích địch ở Trảng Chiên, Cà Tum, Ang Khắc, Rùm Đuôn, Tà Xia, Bàu Cỏ, Đồng Pan... Choáng váng bởi các đòn tiến công liên tiếp của Quân giải phóng, ngày 13/3/1967, quân Mỹ rút khỏi Kà Tum, Bổ Túc và các chốt trên khu vực Bắc Tây Ninh.

Đợt 2 (từ 16/3 đến 15/4), địch chuyển hướng tiến công sang hướng Đông Bắc, Tây Nam. Ta phát huy thắng lợi đã đạt được, chặn đánh, tiến công địch ở Đồng Rùm, bàu Tri Giết, trảng Ba Vũng, sóc Con Trăng... Không đạt mục tiêu đề ra lại bị tổn thất lớn, từ ngày 4 đến 15/4, địch rút lui từng bước, chấm dứt cuộc hành quân Junction City.

Đợt 2 (từ 16/3 đến 15/4), địch chuyển hướng tiến công sang hướng Đông Bắc, Tây Nam. Ta phát huy thắng lợi đã đạt được, chặn đánh, tiến công địch ở Đồng Rùm, bàu Tri Giết, trảng Ba Vũng, sóc Con Trăng... Không đạt mục tiêu đề ra lại bị tổn thất lớn, từ ngày 4 đến 15/4, địch rút lui từng bước, chấm dứt cuộc hành quân Junction City.

Kết quả, ta đã bẻ gãy cuộc hành quân Junction City của Mỹ. Toàn bộ các mục tiêu mà quân địch đề ra đều không thực hiện được. Loại khỏi vòng chiến đấu 14.233 quân Mỹ và ngụy, bắn cháy 992 xe tăng và xe thiết giáp, 112 khẩu pháo từ 105mm, bắn rơi và bắn hỏng 160 máy bay các loại, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng nhiều đơn vị tinh nhuệ của Mỹ.

Kết quả, ta đã bẻ gãy cuộc hành quân Junction City của Mỹ. Toàn bộ các mục tiêu mà quân địch đề ra đều không thực hiện được. Loại khỏi vòng chiến đấu 14.233 quân Mỹ và ngụy, bắn cháy 992 xe tăng và xe thiết giáp, 112 khẩu pháo từ 105mm, bắn rơi và bắn hỏng 160 máy bay các loại, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng nhiều đơn vị tinh nhuệ của Mỹ.

Đây là thất bại lớn nhất của Mỹ trong thời điểm đó. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhận xét: "Cuộc hành quân Junction City là một cuộc hành quân lớn nhất, của quân Mỹ vào vùng căn cứ Bắc Tây Ninh, lại là cuộc hành quân thua đau nhất, là cái mốc đánh dấu đỉnh cao sự thất bại của chúng trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai".

Đây là thất bại lớn nhất của Mỹ trong thời điểm đó. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhận xét: "Cuộc hành quân Junction City là một cuộc hành quân lớn nhất, của quân Mỹ vào vùng căn cứ Bắc Tây Ninh, lại là cuộc hành quân thua đau nhất, là cái mốc đánh dấu đỉnh cao sự thất bại của chúng trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai".

Thất bại của Mỹ trong cuộc hành quân Junction City là sự bế tắc về chiến thuật, chiến lược của Mỹ ở Việt Nam. Với thất bại này, về cơ bản, gọng kìm "tìm diệt" của Mỹ trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai đã bị bẻ gãy.

Thất bại của Mỹ trong cuộc hành quân Junction City là sự bế tắc về chiến thuật, chiến lược của Mỹ ở Việt Nam. Với thất bại này, về cơ bản, gọng kìm "tìm diệt" của Mỹ trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai đã bị bẻ gãy.

Đối với ta, đánh thắng cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của Mỹ, khẳng định khả năng chiến thắng về quân sự của ta là tất yếu, ta đã tạo được thế và lực cũng như thời cơ để tiến lên chuyển cách mạng miền Nam sang thời kỳ giành thắng lợi quyết định vào những năm tiếp sau. Nguồn ảnh: TL.

Đối với ta, đánh thắng cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của Mỹ, khẳng định khả năng chiến thắng về quân sự của ta là tất yếu, ta đã tạo được thế và lực cũng như thời cơ để tiến lên chuyển cách mạng miền Nam sang thời kỳ giành thắng lợi quyết định vào những năm tiếp sau. Nguồn ảnh: TL.

Quân đội Mỹ bị tấn công vùi dập ở căn cứ Khe Sanh trong chiến dịch Mậu Thân 1968.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cuoc-hanh-quan-lon-nhat-cua-my-o-viet-nam-vi-sao-dai-bai-1504547.html