Cuộc không vận rầm rộ đưa lính dù Nga tới Kazakhstan

Lính dù Nga đổ bộ Kazakhstan những ngày qua, theo kế hoạch điều động của liên quân Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhằm hỗ trợ chính phủ nước chủ nhà dập tắt các cuộc biểu tình.

 Ngày 8/1, Bộ Quốc phòng Nga công bố hình ảnh lực lượng quân sự nước này đổ bộ xuống một sân bay ở Kazakhstan. Binh sĩ Nga là một phần trong lực lượng gìn giữ hòa bình của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) triển khai đến Kazakhstan nhằm ổn định tình hình, trong bối cảnh làn sóng biểu tình bạo lực lan rộng ở các thành phố lớn. Ảnh: Reuters.

Ngày 8/1, Bộ Quốc phòng Nga công bố hình ảnh lực lượng quân sự nước này đổ bộ xuống một sân bay ở Kazakhstan. Binh sĩ Nga là một phần trong lực lượng gìn giữ hòa bình của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) triển khai đến Kazakhstan nhằm ổn định tình hình, trong bối cảnh làn sóng biểu tình bạo lực lan rộng ở các thành phố lớn. Ảnh: Reuters.

 Theo Diplomat, lực lượng của CSTO chủ yếu được triển khai tới Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan và cũng là tâm điểm bạo lực những ngày qua. Nga là nước đóng góp chủ yếu cho lực lượng gìn giữ hòa bình với khoảng 3.000 binh sĩ thuộc các đơn vị lính dù. Ảnh: Reuters.

Theo Diplomat, lực lượng của CSTO chủ yếu được triển khai tới Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan và cũng là tâm điểm bạo lực những ngày qua. Nga là nước đóng góp chủ yếu cho lực lượng gìn giữ hòa bình với khoảng 3.000 binh sĩ thuộc các đơn vị lính dù. Ảnh: Reuters.

 Các thành viên khác của CSTO cũng cam kết gửi quân tới Kazakhstan, gồm 500 binh sĩ Belarus, 200 binh sĩ Tajikistan và 70 binh sĩ Armenia. Ngoài bộ binh, Nga và các thành viên CSTO cũng đưa đến Kazakhstan xe bọc thép và xe tăng. Liên quân CSTO sẽ hiện diện ở Kazakhstan từ vài ngày cho đến vài tuần, tùy vào tình hình trên thực địa cũng như đề xuất của chính phủ nước chủ nhà. Ảnh: Reuters.

Các thành viên khác của CSTO cũng cam kết gửi quân tới Kazakhstan, gồm 500 binh sĩ Belarus, 200 binh sĩ Tajikistan và 70 binh sĩ Armenia. Ngoài bộ binh, Nga và các thành viên CSTO cũng đưa đến Kazakhstan xe bọc thép và xe tăng. Liên quân CSTO sẽ hiện diện ở Kazakhstan từ vài ngày cho đến vài tuần, tùy vào tình hình trên thực địa cũng như đề xuất của chính phủ nước chủ nhà. Ảnh: Reuters.

 CSTO là liên minh quân sự gồm 6 thành viên Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, và Armenia. Đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập năm 1994, các nước CSTO gửi quân can thiệp vào tình hình nội bộ ở một quốc gia thành viên. CSTO từng 2 lần từ chối can thiệp khi một nước thành viên gửi đề nghị hỗ trợ, gồm Kyrgyzstan năm 2010 và Armenia năm 2021. Ảnh: Reuters.

CSTO là liên minh quân sự gồm 6 thành viên Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, và Armenia. Đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập năm 1994, các nước CSTO gửi quân can thiệp vào tình hình nội bộ ở một quốc gia thành viên. CSTO từng 2 lần từ chối can thiệp khi một nước thành viên gửi đề nghị hỗ trợ, gồm Kyrgyzstan năm 2010 và Armenia năm 2021. Ảnh: Reuters.

 Việc Nga và các nước thành viên CSTO đưa quân tới Kazakhstan vấp phải phản ứng từ phương Tây. Hôm 7/1, Ngoại trưởng Anthony Blinken cho biết Mỹ hoài nghi về sự cần thiết khi chính phủ Kazakhstan yêu cầu quân đội nước ngoài can thiệp. Trong khi đó tại Kyrgyzstan, người dân biểu tình bên ngoài trụ sở chính phủ phản đối việc đưa quân tới Kazakhstan. Ảnh: Reuters.

Việc Nga và các nước thành viên CSTO đưa quân tới Kazakhstan vấp phải phản ứng từ phương Tây. Hôm 7/1, Ngoại trưởng Anthony Blinken cho biết Mỹ hoài nghi về sự cần thiết khi chính phủ Kazakhstan yêu cầu quân đội nước ngoài can thiệp. Trong khi đó tại Kyrgyzstan, người dân biểu tình bên ngoài trụ sở chính phủ phản đối việc đưa quân tới Kazakhstan. Ảnh: Reuters.

 Bất ổn bùng phát tại Kazakhstan từ đầu tháng 1 do giá nhiên liệu tăng phi mã chỉ trong thời gian ngắn. Người biểu tình đụng độ với cảnh sát, tấn công trụ sở cơ quan công quyền và yêu cầu chính phủ từ chức. Đáp trả, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev hôm 7/1 ra lệnh cho lực lượng an ninh nổ súng vào người biểu tình. Ảnh: AP.

Bất ổn bùng phát tại Kazakhstan từ đầu tháng 1 do giá nhiên liệu tăng phi mã chỉ trong thời gian ngắn. Người biểu tình đụng độ với cảnh sát, tấn công trụ sở cơ quan công quyền và yêu cầu chính phủ từ chức. Đáp trả, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev hôm 7/1 ra lệnh cho lực lượng an ninh nổ súng vào người biểu tình. Ảnh: AP.

 Ngày 9/1, Sputnik dẫn thông báo của Bộ Y tế Kazakhstan cho biết tổng cộng 164 người, bao gồm 2 trẻ em, đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình tuần qua. Trong số này, 103 người thiệt mạng ở thành phố Almaty. Ảnh: AP.

Ngày 9/1, Sputnik dẫn thông báo của Bộ Y tế Kazakhstan cho biết tổng cộng 164 người, bao gồm 2 trẻ em, đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình tuần qua. Trong số này, 103 người thiệt mạng ở thành phố Almaty. Ảnh: AP.

Duy Anh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/cuoc-khong-van-ram-ro-dua-linh-du-nga-toi-kazakhstan-post1288638.html