Cuộc khủng hoảng tín dụng mà FED lo ngại có thể đã hình thành

Sau một năm chạy đua theo con đường hầu như không bị cản trở để đạt được mức lãi suất cao hơn, FED đang phải đối mặt với 'ổ gà' lớn đầu tiên khi các quyết định được đưa ra trong hàng trăm các quyết định điều hành tiền tệ sẽ cộng lại - hoặc không - dẫn đến sự hỗn loạn trong hoạt động của ngân hàng đang định vị lại nền kinh tế.

Tòa nhà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được chụp ở Washington. Ảnh: Reuters

Tòa nhà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được chụp ở Washington. Ảnh: Reuters

Tín dụng ngân hàng đã bị chững lại

Jeffrey Haley - Giám đốc điều hành của American National Bank and Trust Company, đã nhận thấy cuộc khủng hoảng tín dụng sẽ xảy ra vào đầu năm 2023.

Đối với ông, lãi suất tăng và nền kinh tế chậm lại có nghĩa là tăng trưởng tín dụng có thể sẽ giảm một nửa do ngân hàng cộng đồng có trụ sở tại Danville, Virginia chuyển trọng tâm sang tín dụng có chất lượng tốt hơn, lãi suất cao hơn và ít lo lắng hơn.

Sau đó, một cặp ngân hàng khu vực của Mỹ đột ngột phá sản vào giữa tháng 3. Bản năng mách bảo Haley rằng, mọi thứ sẽ còn thắt chặt hơn nữa, với tốc độ tăng trưởng tín dụng có lẽ giảm xuống còn một phần tư so với năm 2022, khi dư nợ của ngân hàng ông ấy tăng 13%, lên khoảng 2,1 tỷ USD.

Bước sang năm 2023, "quy tắc ngón tay cái của tôi là bất cứ điều gì bạn đã làm trong năm ngoái, bạn có thể sẽ làm trong nửa năm nay” - Haley nói và tiếp: "Dựa trên các sự kiện hiện tại..., tôi nghĩ bây giờ nó lại bị chặt đứt mất một nửa".

Tăng trưởng tín dụng của Mỹ ngày càng giảm.

Tăng trưởng tín dụng của Mỹ ngày càng giảm.

Sau một năm chạy đua theo con đường hầu như không bị cản trở để đạt được mức lãi suất cao hơn, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang phải đối mặt với “ổ gà” lớn đầu tiên khi các quyết định được đưa ra trong hàng trăm các quyết định điều hành ngân hàng sẽ cộng lại - hoặc không - dẫn đến sự hỗn loạn trong hoạt động của ngành ngân hàng đang định vị lại nền kinh tế.

Lạm phát, được đo bằng thước đo ưu tiên của FED, vẫn cao hơn gấp đôi mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương Mỹ, và hiện tại các nhà hoạch định chính sách dường như đã đồng ý rằng một đợt tăng lãi suất khác tại cuộc họp của họ ngày 2 - 3/5 tới đây là điều cần thiết.

Bằng cách tăng lãi suất chuẩn mà các ngân hàng sử dụng để cho nhau vay tiền, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn khiến các khoản vay tiêu dùng và doanh nghiệp trở nên đắt đỏ hơn và khó vay hơn. Về lý thuyết, điều đó làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ được bảo đảm bằng tín dụng, đồng thời cũng làm giảm lạm phát theo thời gian.

Mối quan tâm bây giờ là nó mở ra bao xa và nhanh như thế nào.

Các tài khoản ngân hàng của hộ gia đình và doanh nghiệp vẫn tương đối ổn định, một vùng đệm chống lại sự suy thoái kinh tế quá nhanh. Nhưng nhìn chung, tín dụng ngân hàng đã bị chững lại ở mức khoảng 17,5 nghìn tỷ USD kể từ tháng 1/2023. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đã giảm nhanh và quyết định lãi suất tiếp theo của FED vào tháng 5 hiện đang phụ thuộc vào việc liệu các nhà hoạch định chính sách có quyết định rằng đó chỉ là việc điều hành chính sách tiền tệ như kế hoạch hay một điều gì đó sâu sắc hơn.

Các điều kiện thắt chặt sẽ được xem xét

Lạm phát, được đo bằng thước đo ưu tiên của FED, vẫn cao hơn gấp đôi mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương Mỹ, và hiện tại các nhà hoạch định chính sách dường như đã đồng ý rằng một đợt tăng lãi suất khác tại cuộc họp của họ ngày 2 - 3/5 tới đây là điều cần thiết.

Nhưng khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tín dụng tồi tệ hơn dự kiến vẫn tăng cao sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon và Ngân hàng Signature vào tháng trước. Điều này làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính lớn hơn.

Điều tồi tệ nhất dường như đã tránh được. Các bước khẩn cấp của FED và Bộ Tài chính đã bảo vệ người gửi tiền ở cả hai ngân hàng, giúp giảm bớt những gì có thể gây bất ổn từ các ngân hàng nhỏ hơn sang các ngân hàng lớn hơn. Các hành động khác của FED đã giúp duy trì niềm tin vào hệ thống ngân hàng ngày một lớn hơn.

Tuy nhiên, mọi thứ đã bị xáo trộn khi một năm lãi suất tăng đã khiến các ngân hàng nhỏ hơn chịu áp lực, cạnh tranh để giành được tiền gửi đang chảy vào trái phiếu kho bạc và quỹ thị trường tiền tệ trả lãi nhiều hơn.

Phản ứng - ít cho vay hơn, tiêu chuẩn tín dụng chặt chẽ hơn và lãi suất cho vay cao hơn - đã hình thành. Các quan chức hiện đang theo dõi các dấu hiệu đã bị đẩy vào tình trạng quá tải.

Chỉ số tâm lí tiêu dùng đã giảm xuống rất thấp.

Chỉ số tâm lí tiêu dùng đã giảm xuống rất thấp.

Dữ liệu cứng về cho vay và tín dụng của ngân hàng được tham chiếu cho thấy, các số liệu thống kê đầu vào như tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát mà FED sử dụng để phân tích đang tăng. Khi các nhà hoạch định chính sách của FED đánh giá liệu việc cho vay của các ngân hàng khó khăn hơn có thể cho phép ngân hàng trung ương từ bỏ việc tăng lãi suất trong tương lai hay không, các cuộc khảo sát của nhân viên ngân hàng cũng sẽ được khai thác để tìm manh mối về tâm lý của những người đưa ra quyết định tín dụng.

Kết quả cập nhật từ một cuộc khảo sát hàng quý của FED với các lãnh đạo ngân hàng cấp cao về tình hình giải ngân thực tế của các ngân hàng, sẽ được trình bày tại cuộc họp tiếp theo của ngân hàng trung ương trước khi được công bố rộng rãi vào tuần sau - một trong số các ấn bản được những người đang dõi theo FED và các nhà phân tích tài chính mong đợi.

“Dữ liệu khảo sát sẽ rất quan trọng vì nó sẽ cho chúng ta biết liệu các tổ chức tài chính có đang rút lại các tiêu chuẩn tín dụng của họ hay không. Chúng tôi đã thấy điều đó xảy ra, điều mà bạn có thể thấy khi lãi suất tăng lên... Điều đó là điều bình thường" - Chủ tịch FED Cleveland Loretta Mester cho biết vào tuần trước.

“Bây giờ chúng tôi sẽ thực sự đánh giá xem liệu đây có phải là một yếu tố tác động mạnh hơn không, bởi vì điều đó rất quan trọng… Chúng tôi đang cố gắng hiệu chỉnh chính sách tiền tệ của mình và thắt chặt các điều kiện tín dụng, là cơ chế mà qua đó sẽ tác động nhiều hơn đến nền kinh tế" - Loretta Mester nhấn mạnh.

Lo lắng “rủi ro suy thoái đã tăng cao”

Một nghiên cứu gần đây của Bank of America cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ đã báo cáo tỷ suất lợi nhuận bị thắt chặt. Với sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, hạn mức tín dụng và thẻ tín dụng, các điều kiện tài chính khó khăn hơn có thể gây khó khăn đặc biệt cho phân khúc đó của nền kinh tế, trong khi khối này đang là nguồn chính tạo việc làm.

Cuộc khảo sát các ngân hàng lớn và nhỏ đặt ra những câu hỏi cao hơn, xem liệu các điều kiện cho vay chặt chẽ hơn hay lỏng lẻo hơn, hay nhu cầu vay tăng hay giảm - chưa được coi là một thước đo đáng tin cậy về cách hoạt động cho vay đang diễn ra.

Nó đã cho thấy các bánh xe của sự chuyển động đang chậm lại.

Khảo sát trong quý cuối cùng của năm 2022 cho thấy, khoảng 45% các ngân hàng đang thắt chặt các tiêu chuẩn đối với các khoản vay thương mại và công nghiệp. Kết quả khảo sát được coi là phong vũ biểu tốt nhất cho việc định hướng cho vay, đã tăng mạnh trong 3 cuộc khảo sát gần đây, tức là gần mức liên quan đến suy thoái.

Một số tiêu chuẩn cho vay tiêu dùng cũng ngày càng khắt khe hơn.

Một cuộc khảo sát của Hội nghị Giám sát ngân hàng nhà nước cho thấy, tâm lý của các chủ ngân hàng cộng đồng xuống thấp nhất kể từ khi cuộc thăm dò bắt đầu vào năm 2019. Gần như tất cả 330 người được hỏi, khoảng 94%, cho biết suy thoái kinh tế đã bắt đầu.

Tương tự, cuộc khảo sát của FED Dallas, được thực hiện vào cuối tháng 3 sau khi hai ngân hàng phá sản, cho thấy các tiêu chuẩn cho vay cũng tiếp tục thắt chặt, với nhu cầu vay giảm.

Điều này có ý nghĩa gì đối với tiêu dùng, đầu tư, kinh doanh và lạm phát "vẫn khó đánh giá”, Peter Williams - Giám đốc chiến lược chính sách toàn cầu tại ISI Evercore, cho biết.

Thắt chặt tín dụng đang tác động đến nền kinh tế vốn đã tăng trưởng chậm lại, với các lĩnh vực then chốt vẫn đang trong tình trạng căng thẳng.

Một nghiên cứu gần đây của Bank of America cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ đã báo cáo tỷ suất lợi nhuận bị thắt chặt. Với sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, hạn mức tín dụng và thẻ tín dụng, các điều kiện tài chính khó khăn hơn có thể gây khó khăn đặc biệt cho phân khúc đó của nền kinh tế, trong khi khối này đang là nguồn chính tạo việc làm.

Matthew Luzzetti - Kinh tế trưởng của Deutsche Bank cho biết, nếu cuộc khảo sát tiếp theo của FED với các lãnh đạo ngân hàng cho thấy tỷ lệ các ngân hàng thắt chặt tín dụng tăng 10 điểm phần trăm, tương đương với giảm khoảng nửa điểm phần trăm tăng trưởng của Mỹ - đủ để biến sự tăng trưởng ít ỏi dự kiến thành một cuộc suy thoái.

"Những kịch bản này sẽ đẩy các điều kiện cho vay vào mối liên hệ rõ ràng hơn đến suy thoái kinh tế” - Luzzetti và nhóm nghiên cứu của ông cho biết, đồng thời nhận định về khả năng: "Thắt chặt hơn các điều kiện tài chính sẽ làm chậm tăng trưởng một cách có ý nghĩa vào thời điểm mà rủi ro suy thoái đã tăng cao".

Hoàng Lê (theo Reuters)

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/cuoc-khung-hoang-tin-dung-ma-fed-lo-ngai-co-the-da-hinh-thanh-125454.html