Cuộc phản công vô tiền khoáng hậu của Liên Xô ở Stalingrad

Từ hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc, Hồng Quân Liên Xô đảo ngược tình thế bằng cuộc phản công chưa từng có trong lịch sử để giành chiến thắng tại Stalingrad.

Vào 2/2/1943, quân đội Đức Quốc xã đã hoàn toàn sụp đổ trong trận Stalingrad. Đây là kết quả của một cuộc phản công vô tiền khoáng hậu trong lịch sử quân sự thế giới, do Hồng Quân Liên Xô thực hiện.

Vào 2/2/1943, quân đội Đức Quốc xã đã hoàn toàn sụp đổ trong trận Stalingrad. Đây là kết quả của một cuộc phản công vô tiền khoáng hậu trong lịch sử quân sự thế giới, do Hồng Quân Liên Xô thực hiện.

Ngược dòng thời gian, trận Stalingrad bắt đầu vào mùa hè năm 1942 khi quân Đức tấn công vào thành phố Stalingrad, một trung tâm công nghiệp lớn của Liên Xô. Việc Đức chiếm được thành phố này sẽ là một bước ngoặt chiến lược của cuộc chiến.

Ngược dòng thời gian, trận Stalingrad bắt đầu vào mùa hè năm 1942 khi quân Đức tấn công vào thành phố Stalingrad, một trung tâm công nghiệp lớn của Liên Xô. Việc Đức chiếm được thành phố này sẽ là một bước ngoặt chiến lược của cuộc chiến.

Vào giữa tháng 10, Tập đoàn quân số 6 của Đức, dưới sự chỉ huy của Thống chế Friedrich Paulus và một phần của Tập đoàn quân Thiết giáp số 4, dưới quyền tướng Ewald von Kleist, đã đẩy lùi Hồng Quân gần đến sông Volga và bao vây được Stalingrad.

Vào giữa tháng 10, Tập đoàn quân số 6 của Đức, dưới sự chỉ huy của Thống chế Friedrich Paulus và một phần của Tập đoàn quân Thiết giáp số 4, dưới quyền tướng Ewald von Kleist, đã đẩy lùi Hồng Quân gần đến sông Volga và bao vây được Stalingrad.

Nhưng bất chấp mọi nỗ lực điên cuồng, quân Đức vẫn không thể vượt qua tuyến phòng thủ bất khả chiến bại của Tập đoàn quân 62 Liên Xô do tướng Vasily I. Chuikov thống lĩnh.

Nhưng bất chấp mọi nỗ lực điên cuồng, quân Đức vẫn không thể vượt qua tuyến phòng thủ bất khả chiến bại của Tập đoàn quân 62 Liên Xô do tướng Vasily I. Chuikov thống lĩnh.

Nguồn lực ngày càng cạn kiệt, các cuộc tấn công du kích diễn ra thường xuyên, và sự tàn khốc của mùa đông Liên Xô đã bắt đầu gây tổn hại cho Đức. Lúc này, tương lai của quân Đức tại Stalingrad cũng mù mịt như màn sương tuyết ở nơi đây.

Nguồn lực ngày càng cạn kiệt, các cuộc tấn công du kích diễn ra thường xuyên, và sự tàn khốc của mùa đông Liên Xô đã bắt đầu gây tổn hại cho Đức. Lúc này, tương lai của quân Đức tại Stalingrad cũng mù mịt như màn sương tuyết ở nơi đây.

Ngày 19/11/1942, Hồng Quân bắt đầu mở một cuộc phản công bằng trận pháo kích lớn. Sau đó, họ tấn công mắt xích yếu nhất – toán lính Romania thiếu kinh nghiệm của Đức.

Ngày 19/11/1942, Hồng Quân bắt đầu mở một cuộc phản công bằng trận pháo kích lớn. Sau đó, họ tấn công mắt xích yếu nhất – toán lính Romania thiếu kinh nghiệm của Đức.

Tiếp đó, Liên Xô đã có bước đi chiến lược táo bạo khi quyết định bao vây kẻ thù, tiến hành tấn công gọng kìm đồng thời từ phía Bắc và phía Nam, bất chấp việc Đức đang bao vây Stalingrad.

Tiếp đó, Liên Xô đã có bước đi chiến lược táo bạo khi quyết định bao vây kẻ thù, tiến hành tấn công gọng kìm đồng thời từ phía Bắc và phía Nam, bất chấp việc Đức đang bao vây Stalingrad.

Khi vòng vây của Liên Xô ngày càng thắt chặt hơn, Thống chế Paulus đã yêu cầu Berlin cho phép rút quân. Nhưng Hitler không cho phép, muốn quân đội của mình cầm cự cho đến khi nhận được hỗ trợ.

Khi vòng vây của Liên Xô ngày càng thắt chặt hơn, Thống chế Paulus đã yêu cầu Berlin cho phép rút quân. Nhưng Hitler không cho phép, muốn quân đội của mình cầm cự cho đến khi nhận được hỗ trợ.

Khi lính tiếp viện Đức đến nơi vào tháng 12 thì đã quá muộn. Hàng thủ của Liên Xô quá mạnh, còn quân Đức thì kiệt sức và không còn đủ khả năng chuyển sang thế chủ động.

Khi lính tiếp viện Đức đến nơi vào tháng 12 thì đã quá muộn. Hàng thủ của Liên Xô quá mạnh, còn quân Đức thì kiệt sức và không còn đủ khả năng chuyển sang thế chủ động.

Hồng Quân Liên Xô đã phát động những cuộc tấn công mạnh mẽ trong suốt vài tháng kế tiếp. Và điều gì đến cũng phải đến, quân Đức đã phải đầu hàng vào ngày 2/2/1943.

Hồng Quân Liên Xô đã phát động những cuộc tấn công mạnh mẽ trong suốt vài tháng kế tiếp. Và điều gì đến cũng phải đến, quân Đức đã phải đầu hàng vào ngày 2/2/1943.

Hơn 14 vạn sĩ quan và lính Đức bỏ mạng trong những ngày cuối tại Stalingrad. Quân đội Xô viết đã bắt được 150.000 tù binh trong chiến dịch phản công thắng lợi, gồm cả Thống chế Paulus.

Hơn 14 vạn sĩ quan và lính Đức bỏ mạng trong những ngày cuối tại Stalingrad. Quân đội Xô viết đã bắt được 150.000 tù binh trong chiến dịch phản công thắng lợi, gồm cả Thống chế Paulus.

Đây là những tổn thất không gì bù đắp nổi với quân đội Đức quốc xã. Và một bước ngoặt lớn của Thế chiến II đã được mở ra từ trận Stalingrad.

Đây là những tổn thất không gì bù đắp nổi với quân đội Đức quốc xã. Và một bước ngoặt lớn của Thế chiến II đã được mở ra từ trận Stalingrad.

Mới quý độc giả xem video: Bỏ 70 triệu đồng đi du lịch Châu Âu 28 ngày. Nguồn: VTV24.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/cuoc-phan-cong-vo-tien-khoang-hau-cua-lien-xo-o-stalingrad-1629980.html