Đấu vật Sumo là một môn thể thao chuyên nghiệp tại Nhật Bản. Xuất hiện từ đầu thế kỷ 17, môn thể thao này mang đậm bản sắc văn hóa, nghi lễ và truyền thống của đất nước mặt trời mọc.
Đấu sĩ vật Sumo, hay còn được biết đến với cái tên "rikishi", phải dành hơn 3 giờ mỗi buổi sáng để tập luyện.
Không như các môn thể thao giải trí khác, môn đấu vật Sumo trên hết là thứ nghệ thuật sống có kỷ cương cụ thể. Mọi võ sĩ đều phục tùng vô điều kiện các quy định truyền đời, cũng như tuân thủ lời thề trước khi trở thành đấu vật: "Tuyệt đối gắn bó trọn đời với Sumo!".
Những đô vật phục phịch cùng trọng lượng cơ thể từ 120 - 150kg, chẳng mặc gì hết ngoài chiếc khố kèm đai lưng nặng trịch. Nhưng chiếc đai lưng nặng cả 15kg không chỉ để "tô điểm" cho vòng lưng phì nộn của họ, mà còn có ý nghĩa vô cùng thiết thực nhằm khẳng định đẳng cấp của một võ sĩ Sumo trên sàn đấu.
Họ bắt buộc phải tiêu thụ tối thiểu 5.000 đơn vị calories mỗi ngày.
Khi việc tập luyện kết thúc lúc 10:30 sáng, họ sẽ chuẩn bị cho bữa ăn đầu tiên trong ngày của mình.
Bất chấp tất cả, họ vẫn miệt mài tiêu thụ đều đặn hàng ngày lượng thức ăn khổng lồ bao gồm cá, thịt, chim và trái cây - qua dạng nước sốt ép. Rồi thì cơm, các sản phẩm từ hạt dẻ, rau sống, một lít bia hoặc vài ly rượu sake…
Chế độ ăn uống đặc biệt ấy giúp tạo ra một giấc ngủ dài và sâu, nhanh chóng đem lại một cơ thể phì nộn - đáp ứng tiêu chí trọng lượng cho một đô vật "chuẩn".
Cũng cần biết thêm, rằng Sumo là môn thể thao duy nhất không cấm vận động viên dùng chất kích thích có chứa cồn.
Với mục đích "càng chóng béo càng tốt" đã khiến mọi đô vật thành đạt đều gặp khó khăn trong việc đi lại. Họ phải sử dụng tới… 2 chỗ ngồi bình thường trên bất cứ phương tiện giao thông nào mỗi khi di chuyển.
Họ búi tóc kiểu Samurai và tuân thủ những nguyên tắc cứng nhắc của môn thể thao này.
Để duy trì trọng lượng, họ ngủ nhiều tiếng liền ngay sau khi ăn. Mặt nạ oxy giúp họ thở được trong lúc ngủ.
Áp lực từ sự khổ luyện và những truyền thống xưa cũ đã khiến các bạn trẻ Nhật Bản dường như dần “chối từ” môn thể thao truyền thống. Để duy trì môn võ cổ truyền, Nhật Bản đã tuyển những người nước ngoài, trong đó có người Mông Cổ, về để đào tạo trở thành võ sĩ Sumo.
Thông thường một đô vật Sumo có tuổi thọ từ 50 đến 60 tuổi, trong khi tuổi thọ trung bình của người Nhật Bản hiện nay là 74,5 tuổi.
Giới võ sĩ Sumo quả thực rất được dân chúng trọng vọng, xứng đáng là người đại diện cho bộ môn quốc vật tiêu biểu của xứ Phù Tang.
Những võ sĩ Sumo Nhật Bản luôn là những ngôi sao sáng được người dân sùng bái tôn trọng, tuy nhiên con đường bước lên đỉnh vinh quang của võ đài cũng không hề dễ dàng.