Cuộc sống của bà con đồng bào Cống nơi cực Tây Tổ quốc

VOV.VN -Dân tộc Cống là 1 trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, với khoảng 200 hộ, hơn 1.000 nhân khẩu. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với những chương trình mục tiêu, chính sách đầu tư đúng đắn nên cuộc sống của dân tộc Cống đã ổn định, từng bước thoát nghèo.

Hiện nay, người Cống ở Điện Biên sinh sống tập trung ở 4 bản: bản Huổi Moi, bản Púng Bon (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên), bản Nậm Kè (xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé) và bản Lả Chà (xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ).

Hiện nay, người Cống ở Điện Biên sinh sống tập trung ở 4 bản: bản Huổi Moi, bản Púng Bon (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên), bản Nậm Kè (xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé) và bản Lả Chà (xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ).

Bản Là Chà (xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ) là 1 trong 4 bản trên địa bàn tỉnh Điện Biên có cộng đồng người Cống sinh sống, với 79 hộ dân, gần 400 nhân khẩu.

Bản Là Chà (xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ) là 1 trong 4 bản trên địa bàn tỉnh Điện Biên có cộng đồng người Cống sinh sống, với 79 hộ dân, gần 400 nhân khẩu.

Một góc bản Lả Chà hôm nay Bản Lả Chà được cộng đồng người Cống định cư, lập bản từ năm 1952, với 12 hộ dân đầu tiên sinh sống, dân số lúc đó khoảng 60 người.

Một góc bản Lả Chà hôm nay Bản Lả Chà được cộng đồng người Cống định cư, lập bản từ năm 1952, với 12 hộ dân đầu tiên sinh sống, dân số lúc đó khoảng 60 người.

Các lễ hội, nghi thức văn hóa, tín ngưỡng của các gia đình, dòng tộc trong bản được thực hiện bởi một thầy cúng của bản.

Các lễ hội, nghi thức văn hóa, tín ngưỡng của các gia đình, dòng tộc trong bản được thực hiện bởi một thầy cúng của bản.

Trong lễ tục vòng đời, cộng đồng người Cống còn gìn giữ, trao truyền được những lễ thức văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc

Trong lễ tục vòng đời, cộng đồng người Cống còn gìn giữ, trao truyền được những lễ thức văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc

Phần chòi của nhà sàn là nơi diễn ra nhiều hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người Cống ở bản Lả Chà

Phần chòi của nhà sàn là nơi diễn ra nhiều hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người Cống ở bản Lả Chà

Điệu múa “chọc lỗ, tra hạt” tái hiện cuộc sống lao động sản xuất thủ công trên nương rẫy trước đây của cộng đồng dân tộc Cống.

Điệu múa “chọc lỗ, tra hạt” tái hiện cuộc sống lao động sản xuất thủ công trên nương rẫy trước đây của cộng đồng dân tộc Cống.

Trẻ em bản Lả Chà vui chơi trong những ngày nghỉ học không đến trường

Trẻ em bản Lả Chà vui chơi trong những ngày nghỉ học không đến trường

Trước đây, đời sống của người Cống ở bản Lả Chà rất khó khăn do tự cung tự cấp, kinh tế phụ thuộc vào nương, rẫy với cách thức trồng trọt thủ công, cho năng suất thấp.

Trước đây, đời sống của người Cống ở bản Lả Chà rất khó khăn do tự cung tự cấp, kinh tế phụ thuộc vào nương, rẫy với cách thức trồng trọt thủ công, cho năng suất thấp.

Cây cầu treo bắc qua suối Nậm Chả, nối liền hai điểm dân cư của bản Lả Chà, tạo điều kiện giao thông đi lại, trao đổi hàng hóa được thuận lợi.

Cây cầu treo bắc qua suối Nậm Chả, nối liền hai điểm dân cư của bản Lả Chà, tạo điều kiện giao thông đi lại, trao đổi hàng hóa được thuận lợi.

Một góc bản Huổi Moi (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên), đây là bản giáp biên giới Việt Nam - Lào, bản được thành lập từ năm 1970, hiện nơi đây có 16 hộ gia đình dân tộc Cống sinh sống.

Một góc bản Huổi Moi (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên), đây là bản giáp biên giới Việt Nam - Lào, bản được thành lập từ năm 1970, hiện nơi đây có 16 hộ gia đình dân tộc Cống sinh sống.

Khi lực lượng đàn ông, thanh niên lên nương rẫy thì công việc nội trợ, chăm sóc ruộng vườn, trông trẻ được giao cho các bà, các mẹ ở nhà.

Khi lực lượng đàn ông, thanh niên lên nương rẫy thì công việc nội trợ, chăm sóc ruộng vườn, trông trẻ được giao cho các bà, các mẹ ở nhà.

Nguồn nước sinh hoạt, giặt giũ hàng ngày của cộng đồng dân tộc Cống ở bản Huổi Moi (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên) vẫn là nguồn nước suối dẫn về bản từ các mó nước.

Nguồn nước sinh hoạt, giặt giũ hàng ngày của cộng đồng dân tộc Cống ở bản Huổi Moi (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên) vẫn là nguồn nước suối dẫn về bản từ các mó nước.

Người phụ nữ Cống tại Huổi Moi chuẩn bị một nghi thức cho Tết Hoa Mào Gà, một lễ tết truyền thống trọng đại của dân tộc.

Người phụ nữ Cống tại Huổi Moi chuẩn bị một nghi thức cho Tết Hoa Mào Gà, một lễ tết truyền thống trọng đại của dân tộc.

Các cháu học sinh đồng bào dân tộc Cống theo học tại điểm trường mầm non Huổi Moi.

Các cháu học sinh đồng bào dân tộc Cống theo học tại điểm trường mầm non Huổi Moi.

Những ngày trọng đại của đất nước, cộng đồng dân tộc Cống ở Huổi Moi thường treo cờ Tổ quốc ở những nơi trang trọng.

Những ngày trọng đại của đất nước, cộng đồng dân tộc Cống ở Huổi Moi thường treo cờ Tổ quốc ở những nơi trang trọng.

Nhiều hộ dân ở bản Huổi Moi đã sử dụng pin năng lượng mặt trời để thắp sáng, sử dụng các thiết bị nghe nhìn để phục vụ nhu cầu giải trí, học tập.

Nhiều hộ dân ở bản Huổi Moi đã sử dụng pin năng lượng mặt trời để thắp sáng, sử dụng các thiết bị nghe nhìn để phục vụ nhu cầu giải trí, học tập.

Dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay, tuy nhiên, hiện nay cộng đồng người Cống tại Điện Biên vẫn cần giải quyết những vấn đề cấp bách về cơ sở hạ tầng thiết yếu như nhà ở, đất sản xuất, nước sạch sinh hoạt, bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn điện lưới quốc gia.../.

Dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay, tuy nhiên, hiện nay cộng đồng người Cống tại Điện Biên vẫn cần giải quyết những vấn đề cấp bách về cơ sở hạ tầng thiết yếu như nhà ở, đất sản xuất, nước sạch sinh hoạt, bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn điện lưới quốc gia.../.

Vũ Lợi/VOV-Tây Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/cuoc-song-cua-ba-con-dong-bao-cong-noi-cuc-tay-to-quoc-900259.vov