Cuộc sống của dân mục đồng giữa sa mạc lớn nhất thế giới

Dù sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt giữa sa mạc, người Tuareg vẫn phát triển một nền văn hóa khá đặc sắc và phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới.

 Bộ tộc mục đồng du cư Tuareg sống trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt giữa sa mạc Sahara trong hàng nghìn năm qua. Người châu Âu gọi họ là "những người xanh giữa sa mạc".

Bộ tộc mục đồng du cư Tuareg sống trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt giữa sa mạc Sahara trong hàng nghìn năm qua. Người châu Âu gọi họ là "những người xanh giữa sa mạc".

Quê hương của người Tuareg là Niger và miền bắc Mali. Nhưng giờ đây cả hai nơi đều chìm trong nội chiến.

Quê hương của người Tuareg là Niger và miền bắc Mali. Nhưng giờ đây cả hai nơi đều chìm trong nội chiến.

Thế giới bên ngoài hiểu rất ít về văn hóa của người Tuareg.

Thế giới bên ngoài hiểu rất ít về văn hóa của người Tuareg.

Mạng che mặt là vật bất ly thân của đa số người Tuareg. Họ đeo mạng để ngăn cát vào mắt, đồng thời chặn "linh hồn quỷ dữ" xâm nhập cơ thể.

Mạng che mặt là vật bất ly thân của đa số người Tuareg. Họ đeo mạng để ngăn cát vào mắt, đồng thời chặn "linh hồn quỷ dữ" xâm nhập cơ thể.

Cả vải lẫn chất nhuộm mạng che mặt của họ đều có nguồn gốc từ Nigeria. Thương nhân phải vượt qua quãng đường hàng nghìn km về phía nam để tới những thành phố Tano và Sokoto của Nigeria - nơi họ mua vải và chất nhuộm - rồi quay về sa mạc Sahara để bán cho người Tuareg. Mỗi chuyến buôn như vậy kéo dài tới 6 tháng.

Cả vải lẫn chất nhuộm mạng che mặt của họ đều có nguồn gốc từ Nigeria. Thương nhân phải vượt qua quãng đường hàng nghìn km về phía nam để tới những thành phố Tano và Sokoto của Nigeria - nơi họ mua vải và chất nhuộm - rồi quay về sa mạc Sahara để bán cho người Tuareg. Mỗi chuyến buôn như vậy kéo dài tới 6 tháng.

Vào năm 2001, người Tuareg ký kết thỏa thuận hòa bình với chính phủ Niger sau khi nổi dậy trong 10 năm. Nhưng sau đó chính phủ Niger không thực hiện đúng cam kết nên người Tuareg tiếp tục nổi dậy trong khoảng thời gian từ năm 2007 tới 2009, gây nên kết cục thảm khốc.

Vào năm 2001, người Tuareg ký kết thỏa thuận hòa bình với chính phủ Niger sau khi nổi dậy trong 10 năm. Nhưng sau đó chính phủ Niger không thực hiện đúng cam kết nên người Tuareg tiếp tục nổi dậy trong khoảng thời gian từ năm 2007 tới 2009, gây nên kết cục thảm khốc.

Phụ nữ Tuareg hưởng mọi quyền như nam giới, song nhiệm vụ chính của họ là chăm sóc gia đình.

Phụ nữ Tuareg hưởng mọi quyền như nam giới, song nhiệm vụ chính của họ là chăm sóc gia đình.

Con của người Tuareg mang họ mẹ, song họ không theo chế độ mẫu hệ.

Con của người Tuareg mang họ mẹ, song họ không theo chế độ mẫu hệ.

Theo Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/cuoc-song-cua-dan-muc-dong-giua-sa-mac-lon-nhat-the-gioi-1461523.html