Meymand là một trong những ngôi làng cổ kính và lâu đời nhất của Iran, là một nơi ở trên cao nguyên Iran, có niên đại 12.000 năm trước
Người dân nơi đây sống trong những ngôi nhà được đào sâu trong những khối đá trầm tích mềm trên các sườn đồi
Hiện tại, ngôi làng có khoảng 400 hang cư trú với hơn 2.500 phòng và có nhiều phòng trong đó đã được người dân sinh sống từ 2.000-3.000 năm
Nằm trong một thung lũng khô cằn của miền Trung Iran, người Meymand thường xuyên phải trải qua mùa hè cực kỳ nóng và mùa đông giá buốt
Để thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, vào mùa hè và đầu mùa thu, người dân sống trong những ngôi nhà có mái làm bằng cỏ
Khi nhiệt độ bắt đầu giảm, gió lạnh của mùa đông bắt đầu thổi vào thung lũng, người Meymand di chuyển xuống dưới những căn nhà trong lòng đất
Những ngôi nhà này xây tối đa 7 phòng, mỗi phòng cao khoảng 2m và rộng khoảng 20m2, cửa của mỗi hang động thường làm bằng gỗ
Để phù hợp với cuộc sống hiện đại, người dân Meymand bắt đầu sử dụng điện nhưng chưa có nước máy và vẫn phải dùng củi để nấu ăn
Bữa ăn của người Meymand chủ yếu là bánh mì, sữa. Trong khi, trứng chỉ được sử dụng khi có khách và họ chỉ được ăn thịt vào những dịp lễ đặc biệt
Kinh tế của làng chủ yếu dựa vào chăn nuôi, trồng trọt và du lịch. Đặc biệt là dệt thảm nổi tiếng trên thế giới
Ngôi làng được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO năm 2015