Cuối cùng phi đội F-35C đầu tiên của Mỹ đã được trực chiến

Phi đội F-35C đầu tiên của Mỹ cuối cùng cũng đã được trự chiến sau khi đạt toàn bộ các chứng chỉ an toàn bay hôm 20/3 vừa rồi.

Phi đội F-35C đầu tiên của Mỹ được trực chiến thuộc biên chế của lực lượng Thủy quân Lục chiến nước này. Nguồn ảnh: USAF.

Phi đội F-35C đầu tiên của Mỹ được trực chiến thuộc biên chế của lực lượng Thủy quân Lục chiến nước này. Nguồn ảnh: USAF.

Bắt đầu từ hôm 20/3 vừa rồi, phi đội bay số 314 Thủy quân Lục chiến với trang bị bao gồm các phi cơ F-35C đã đạt đủ mọi chứng chỉ an toàn vận hành theo quy định của không quân Mỹ. Nguồn ảnh: USAF.

Bắt đầu từ hôm 20/3 vừa rồi, phi đội bay số 314 Thủy quân Lục chiến với trang bị bao gồm các phi cơ F-35C đã đạt đủ mọi chứng chỉ an toàn vận hành theo quy định của không quân Mỹ. Nguồn ảnh: USAF.

Đây là một cột mốc đáng nhớ của lực lượng Hải quân Mỹ. Trong tương lai, các phi đội, phi đoàn F-35C sẽ bắt đầu thay thế cho các tiêm kích F/A-18A++. Nguồn ảnh: USAF.

Đây là một cột mốc đáng nhớ của lực lượng Hải quân Mỹ. Trong tương lai, các phi đội, phi đoàn F-35C sẽ bắt đầu thay thế cho các tiêm kích F/A-18A++. Nguồn ảnh: USAF.

Được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay, các chiến đấu cơ F-35C là phiên bản đặc biệt của dòng tiêm kích chiến đấu F-35 với khả năng cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh bằng dây hãm đà. Nguồn ảnh: USAF.

Được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay, các chiến đấu cơ F-35C là phiên bản đặc biệt của dòng tiêm kích chiến đấu F-35 với khả năng cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh bằng dây hãm đà. Nguồn ảnh: USAF.

Ngoài ra, phiên bản F-35C còn có thiết kế cánh gập, cho phép giảm diện tích lưu kho trên tàu sân bay giống như mọi loại máy bay khác của Không quân Hải quân Mỹ phục vụ trên hàng không mẫu hạm. Nguồn ảnh: USAF.

Ngoài ra, phiên bản F-35C còn có thiết kế cánh gập, cho phép giảm diện tích lưu kho trên tàu sân bay giống như mọi loại máy bay khác của Không quân Hải quân Mỹ phục vụ trên hàng không mẫu hạm. Nguồn ảnh: USAF.

So với hai phiên bản F-35 trước đây là phiên bản F-35A và F-35B, phiên bản F-35C có cánh lớn hơn, càng hạ trước được gia cố với hai bánh và có trọng lượng lớn hơn hẳn. Nguồn ảnh: USAF.

So với hai phiên bản F-35 trước đây là phiên bản F-35A và F-35B, phiên bản F-35C có cánh lớn hơn, càng hạ trước được gia cố với hai bánh và có trọng lượng lớn hơn hẳn. Nguồn ảnh: USAF.

Cụ thể, trọng lượng cất cánh tối đa của F-35C vào khoảng 22,6 tấn, trong đó nó có khả năng mang theo tối đa tới 8,9 tấn nhiên liệu - nhiều nhất trong ba phiên bản. Nguồn ảnh: USAF.

Cụ thể, trọng lượng cất cánh tối đa của F-35C vào khoảng 22,6 tấn, trong đó nó có khả năng mang theo tối đa tới 8,9 tấn nhiên liệu - nhiều nhất trong ba phiên bản. Nguồn ảnh: USAF.

Khả năng mang vũ khí của F-35C cũng vượt trội hơn so với các phiên bản còn lại, tối đa có thể mang theo tới 7,7 tấn vũ khí và đủ khả năng đáp ứng để thay thế cho tiêm kích F/A-18 của Không quân Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: USAF.

Khả năng mang vũ khí của F-35C cũng vượt trội hơn so với các phiên bản còn lại, tối đa có thể mang theo tới 7,7 tấn vũ khí và đủ khả năng đáp ứng để thay thế cho tiêm kích F/A-18 của Không quân Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: USAF.

Trong khi đó, các phiên bản trước đây của F-35 bao gồm F-35A chỉ đủ khả năng để thay thế cho tiêm kích F-16 còn F-35B đủ đáp ứng yêu cầu để thay thế cho máy bay AV-8B Harrier. Nguồn ảnh: USAF.

Trong khi đó, các phiên bản trước đây của F-35 bao gồm F-35A chỉ đủ khả năng để thay thế cho tiêm kích F-16 còn F-35B đủ đáp ứng yêu cầu để thay thế cho máy bay AV-8B Harrier. Nguồn ảnh: USAF.

Video F-35C cất - hạ cánh từ tàu sân bay Mỹ.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/cuoi-cung-phi-doi-f-35c-dau-tien-cua-my-da-duoc-truc-chien-1361723.html