Nhà khoa học chính trị Joseph S. Nye, Jr của tổ chức truyền thông Project Syndicate mới đây đã có bài viết về đặc thù các mối đe dọa đối với quyền lực của Mỹ trong thế giới hiện đại, trong đó đánh dấu vị trí đặc biệt mà Liên bang Nga đang chiếm giữ.
Tác giả nhấn mạnh một thực tế là kể từ năm 2017, nước Mỹ quay trở lại “cuộc đối đầu giữa các cường quốc”, khi bắt đầu chủ động rút quân khỏi Iraq và Afghanistan.
Tuy nhiên tình hình hiện nay khác xa xung đột với Liên Xô trong quá khứ. Nếu nước Nga ngày nay là một "cường quốc đã suy tàn", thì Trung Quốc là một siêu cường đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Theo chuyên gia người Mỹ, "phải nhận thức được bản chất độc đáo của mối đe dọa do Nga gây ra", một ví dụ lịch sử đã được ông Joseph S. Nye, Jr đưa ra để minh họa.
Cụ thể vào trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, một cường quốc đang suy tàn khác là Đế quốc Áo - Hungary hóa ra lại có xu hướng tham gia nhiều nhất vào các cuộc xung đột quân sự đầy rủi ro.
"Ngày nay Nga đang trong tình trạng suy giảm nhân khẩu học và kinh tế, nhưng vẫn giữ được những nguồn lực khổng lồ mà nước này có thể sử dụng để can thiệp vào mọi thứ, từ kiểm soát vũ khí hạt nhân và xung đột không gian mạng, đến Trung Đông".
"Trước tình hình trên, Mỹ cần có một chiến lược đặc biệt đối với Nga để không đẩy nước này vào vòng tay của Trung Quốc", vị chuyên gia chính trị nhấn mạnh.
Trong khi đó, các chính trị gia ở Mỹ đang thảo luận về cách đối phó với Trung Quốc. Một số nhà phân tích đã gọi tình hình hiện tại là một "cuộc chiến tranh lạnh mới", nhưng việc đưa Trung Quốc vào khuôn khổ ý thức hệ như trên sẽ bóp méo vấn đề chiến lược thực sự.
Mỹ và Liên Xô trước kia có rất ít các cuộc tiếp xúc thương mại song phương hoặc con người. Tuy nhiên Mỹ và các đồng minh hiện đang tích cực giao dịch với Trung Quốc và nhận tới vài trăm nghìn sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học của họ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không phải là Stalin, hệ thống chính trị của Trung Quốc không theo đường hướng như Liên Xô.
Như tác giả lưu ý, giải pháp của nhiều vấn đề toàn cầu sẽ yêu cầu Mỹ phối hợp với Trung Quốc, con đường thậm chí song song giữa hai nước sẽ là đối đầu trên những khu vực xung đột lợi ích.
Nếu Bắc Kinh liên kết các vấn đề này lại với nhau và từ chối hợp tác với Mỹ thì điều đó sẽ chỉ gây tổn hại cho chính họ, vị chuyên gia chắc chắn.
Trong khi đó nếu Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu quyết định phối hợp các chính sách của mình thì họ vẫn sẽ đại diện cho phần lớn nền kinh tế toàn cầu, với khả năng tổ chức trật tự thế giới để có thể ảnh hưởng đến hành vi của Trung Quốc.
Nước Nga trong thế kỷ 21 khó lòng giữ được vị thế như thời kỳ Liên Xô, Moskva bị xem như "kép phụ" trong cuộc đối đầu giữa hai siêu cường hiện tại: Mỹ và Trung Quốc.
Bạch Dương