Cựu Tổng thống Trump đã có tác động thế nào tới ngành ô tô Mỹ?
Ông Trump từng phát biểu: 'Khi tôi nhậm chức, ngành công nghiệp ô tô nước Mỹ đang… trút hơi thở cuối cùng'. Thậm chí, cựu Tổng thống Mỹ còn nhấn mạnh chính quyền của ông với thuế quan đã 'cứu ngành công nghiệp ô tô Mỹ khỏi nguy cơ tuyệt chủng'.
Nhưng thực tế thì sao? Ông Trump không kế thừa một ngành công nghiệp ô tô gần như đã chết cũng như không vực dậy được nó. Các chuyên gia cho rằng chính quyền Bush và Obama mới là những người đã giúp thúc đẩy ngành này trong khi các hành động của chính quyền Trump lại gây tổn hại cho ngành này.
Hành động của chính quyền Bush, Obama và Trump
Năm 2008, trong cuộc Đại suy thoái, ngành công nghiệp ô tô nước Mỹ rơi vào tình trạng tồi tệ. Tình trạng sa thải nhân viên đang tăng vọt ở các nhà máy và nhà cung cấp linh kiện. Giá xăng tăng cao. Sức mua đã giảm. General Motors gần như hết tiền để thanh toán các hóa đơn và Chrysler cũng ở sát phía sau.
Sự can thiệp của chính quyền George W. Bush sắp mãn nhiệm và chính quyền mới đắc cử của Barack Obama đã kéo ngành này thoát khỏi bờ vực thẳm. Dưới thời Obama, GM và Chrysler đã trải qua quá trình tái tổ chức phá sản bằng tiền đóng thuế. Cả hai công ty đều nổi lên một cách lành mạnh sau cuộc suy thoái, tạo thêm việc làm và năng lực sản xuất.
Mike Ramsey, nhà phân tích ô tô và giám đốc nghiên cứu cấp cao tại công ty tư vấn Gartner nói với tờ Business Insider vào năm 2018: “Ở cấp độ cơ bản, các công ty ô tô đã tái cơ cấu được tài trợ tốt và nhà tài trợ là chính phủ. Một bảng cân đối kế toán sạch sẽ và thiết lập lại điểm khiến chúng có thể tồn tại được”.
Sản lượng sản xuất ô tô và phụ tùng tăng cùng với việc làm trong lĩnh vực ô tô của Michigan dưới thời chính quyền Obama.
Trung tâm Nghiên cứu Ô tô đã kiểm tra các khoản đầu tư lớn vào ngành và nhận thấy rằng từ năm 2013 đến năm 2016, 47,3 tỷ USD công việc đã được công bố. Để so sánh, trong những năm trong nhiệm kỳ của ông Trump, 2017 đến 2020, 38 tỷ USD đã được công bố.
Trong bài phát biểu tại Michigan, ông Trump đã trích dẫn một số chính sách thương mại mà ông cho rằng đã giúp ích cho ngành này. Một chuyên gia chỉ ra một mức thuế của Trump đã dẫn đến sự gia tăng nhỏ trong sản xuất phụ tùng ô tô của Mỹ. Nhưng hầu hết các chính sách của Trump đều gây tổn hại cho ngành hoặc không có tác động đáng kể.
Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ nhận thấy rằng các mức thuế này đã khiến tổng sản lượng nội địa của Mỹ trong sản xuất phụ tùng ô tô tăng 3%. Nhưng Trung Quốc đã trả đũa, tăng thuế đối với hàng xuất khẩu của Mỹ. Brad Setser, một quan chức thương mại Mỹ dưới thời chính quyền Biden, cho biết điều đó dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong xuất khẩu ô tô của Mỹ sang Trung Quốc.
Để đáp lại thuế quan, Tesla đã mua một công ty con ở Trung Quốc và hoạt động sản xuất tại Thượng Hải của hãng này bắt đầu xuất khẩu sang EU trong khi xuất khẩu xe điện của Mỹ sang Trung Quốc và châu Âu giảm mạnh.
Chiến dịch tranh cử của Trump nói với PolitiFact rằng nếu không có thuế quan của ông đối với Trung Quốc, Mỹ có thể đã chứng kiến số lượng ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc tăng vọt như EU đã trải qua.
Đối với Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc được đàm phán lại là một phần trong quá trình đàm phán lại thỏa thuận này của Trump, ông đã gia hạn mức thuế 25% của Mỹ đối với hàng nhập khẩu xe bán tải nhỏ cho đến năm 2041.
Nhưng James Rubenstein, giáo sư của Đại học Miami (Ohio) nổi tiếng với nghiên cứu về ngành ô tô, cho biết mức thuế phần lớn chỉ mang tính biểu tượng vì "Hyundai/Kia, hãng chịu trách nhiệm sản xuất hầu hết xe ở Hàn Quốc, không sản xuất xe bán tải”.
Về vấn đề ngừng quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, trong tháng đầu tiên nhậm chức, Trump đã thực hiện việc cho Mỹ rút khỏi thỏa thuận thương mại tự do này với 11 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Obama đã đàm phán nhưng nó chưa bao giờ được thực hiện. Không ai biết tác động của thỏa thuận này đối với ngành ô tô sẽ như thế nào.
Ông Trump đã thay thế Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ năm 1994 bằng Hiệp định Hoa Kỳ-Mexico-Canada. Thỏa thuận này có hiệu lực vào tháng 7 năm 2020 và nhằm mục đích khuyến khích các nhà sản xuất ô tô lấy phụ tùng từ Canada, Mexico và Mỹ. Thỏa thuận yêu cầu 75% linh kiện ô tô phải được sản xuất tại các quốc gia đó để đủ điều kiện được hưởng mức thuế bằng 0. NAFTA đã yêu cầu 62,5% phải được sản xuất tại ba quốc gia đó.
Gary Hufbauer, nhà kinh tế và chuyên gia thương mại tại Viện Quốc tế Peterson al Economics, một tổ chức tư vấn ở Washington, cho biết mặc dù những thay đổi của USMCA thắt chặt các quy định sản xuất nhưng chúng không tạo ra nhiều khác biệt trong ngành công nghiệp ô tô của Mỹ.
Điều đó một phần là do các nhà sản xuất ô tô dường như thích lựa chọn thay thế là trả mức thuế Tối huệ quốc 2,5% đối với các bộ phận nhập khẩu hoặc ô tô lắp ráp từ Canada và Mexico, thường rẻ hơn và đơn giản hơn so với việc tuân thủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ.
Thuế thép của Trump gây tổn hại cho ngành ô tô?
Vào tháng 3 năm 2018, ông Trump đã áp đặt mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu và thuế 10% đối với nhôm nhập khẩu, miễn trừ cho Canada và Mexico. Động thái này nhằm trừng phạt Trung Quốc.
Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang nhận thấy rằng vào giữa năm 2019, chi phí đầu vào tăng liên quan đến thuế thép và nhôm có liên quan đến việc làm giảm 0,6% trong lĩnh vực sản xuất. Dựa trên những số liệu đó, Russ và nghiên cứu sinh tiến sĩ kinh tế của Đại học Harvard, Lydia Cox, nhận thấy điều đó tương đương với việc mất đi khoảng 75.000 việc làm trong lĩnh vực sản xuất. Con số đó không bao gồm những tổn thất bổ sung mà các nhà xuất khẩu Mỹ phải gánh chịu khi phải đối mặt với thuế quan do các quốc gia khác áp dụng để trả đũa.
Russ nói: “Thật khó để tìm ra lời giải thích hợp lý về việc đánh thuế đối với đầu vào quan trọng của ngành công nghiệp ô tô sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho ngành công nghiệp ô tô”.
Kristin Dziczek, phó chủ tịch công nghiệp, lao động và kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Ô tô, nói với Reuters vào tháng 10 năm 2020 rằng thuế quan đã gây tổn hại cho ngành. GM, Ford và Fiat Chrysler, hiện là một phần của Stellantis, đều đã đóng cửa các nhà máy ở Michigan kể từ năm 2018, năm mà thuế quan được áp dụng. GM và Ford mỗi bên phải trả 1 tỷ USD chi phí thép tăng trong năm 2018.
Một bản tóm tắt tháng 12 năm 2020 từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội, cơ quan chính sách phi đảng phái của Quốc hội, cho biết hầu hết các nghiên cứu "đề xuất tác động tiêu cực tổng thể đối với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ do thuế quan" và hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy người tiêu dùng và công ty Mỹ gánh chịu gần như toàn bộ chi phí gia tăng liên quan đến thuế quan”.